20 NHÀ THƠ PHÁP
18- Gerard de Nerval
19- Anatole France
20- Theophile Gautier
Pierre Jules Théophile Gautier (31 tháng 8 năm 1811 – 23 tháng 10 năm 1872) – nhà thơ, nhà văn của trường phái Lãng mạn (Romantisme) và Thi sơn (Parnasse) của Pháp, ông là người đã đưa ra học thuyết “Nghệ thuật vị nghệ thuật” (L'art pour l'art).
Tiểu sử:
Theophile Gautier sinh ngày 31 tháng 8 năm 1811 ở Tarbes, miền Nam nước Pháp, nhưng ngay sau đó gia đình ông chuyển đến thủ đô Paris. Cả cuộc đời ông hầu như chỉ sống ở Paris nhưng nguồn gốc phương Nam đã để lại một dấu ấn sâu sắc trong tính cách của nhà thơ. Có được một nền giáo dục nghệ thuật tốt, Gaultier bắt đầu với hội họa, trở thành một người ủng hộ nhiệt thành của chủ nghĩa lãng mạn, tập trung xung quanh thần tượng của tuổi trẻ thời đó là Victor Hugo.
Năm 1830, Gautier xuất bản tập Thơ (Poésies). Với tập thơ này, ông bước vào phong trào lãng mạn, như ông và các bạn văn tự gọi mình là những người đam mê trẻ tuổi theo một hướng mới. Gautier và người bạn thân là Gérard de Nerval nói rằng họ đang sống bằng thơ, ăn sáng bằng thơ ode và ăn trưa bằng ballade. Giai đoạn các năm 1830 - 1836 là giai đoạn có nhiều tác phẩm nổi bật nhất của Gautier – trường ca Albertus, 1832, Nước Pháp trẻ trung (La Jeune- France, 1834), Mademoiselle de Maupin, 1835), Fortunio, 1838, Nước mắt của quỉ (Une larme du Diable, 1839)… Trong tập thơ Hài kịch của Cái chết (La Comédie de la Mort, 1838) nhà thơ đã đi lang thang giữa những ngôi mộ, cố gắng học hỏi từ những người chết điều bí mật của sự sống và cái chết.
Tác phẩm thơ ca hoàn chỉnh nhất của Gautier là tập thơ Enamels và Cameos (Émaux et Camées) đã đưa ông lên vị trí những nhà thơ hàng đầu nước Pháp. Tập thơ này ông viết trong suốt 20 năm cuối đời. Mỗi bài thơ như một viên ngọc quý với những thổ lộ chân thành. Tất cả các bài thơ đều liên quan đến một số ký ức cá nhân, với những gì đã trải nghiệm trong đời: ấn bản năm 1852 gồm 18 bài thơ, ấn bản năm 1853 thêm hai bài nữa, ấn bản năm 1863 gồm 38 bài thơ, ấn bản cuối cùng năm 1872, xuất bản một vài tháng trước cái chết của Gautier, bao gồm 47 bài thơ.
Theophile Gautier mất ngày 23 tháng 10 năm 1872 tại thị trấn Neuilly-sur-Seine, gần Paris.
Một số bài thơ
LỜI KHẤN CUỐI CÙNG
Tôi yêu em có biết đã bao năm
Yêu tha thiết kể từ năm mười tám
Giờ em sáng ngời còn tôi u ám
Em – mùa xuân, còn tôi đã mùa đông.
Một nghĩa trang bằng hoa huệ trắng ngần
Trên vầng trán đang tưng bừng đua nở
Sắp tới đây hoa kết thành từng bó
Che phủ ngôi đền của nỗi buồn thương.
Mặt trời nhạt của tôi đang xuống nhanh
Sắp tới đây sau chân trời mất hút
Phía trên ngọn đồi đau thương tang tóc
Tôi nhìn ra ngôi nhà cuối của mình.
Nhưng giá như mà được em ban tặng
Nụ hôn muộn màng yêu dấu trên môi
Thì tôi vui và có thể nghỉ ngơi
Trong nấm mồ với con tim tĩnh lặng.
Dernier voeu
Voilà longtemps que je vous aime :
- L’aveu remonte à dix-huit ans ! -
Vous êtes rose, je suis blême ;
J’ai les hivers, vous les printemps.
Des lilas blancs de cimetière
Prés de mes tempes ont fleuri ;
J’aurai bientôt la touffe entière
Pour ombrager mon front flétri.
Mon soleil pâli qui décline
Va disparaître à l’horizon,
Et sur la funèbre colline
Je vois ma dernière maison.
Oh ! que de votre lèvre il tombe
Sur ma lèvre un tardif baiser,
Pour que je puisse dans ma tombe,
Le coeur tranquille, reposer !
GIÁNG SINH
Bầu trời đêm trên cánh đồng tuyết trắng
Tiếng chuông đó đây xin hãy ngân lên
Giê-su ra đời và Đức Mẹ đồng trinh
Trên đứa con gương mặt nhìn âu yếm.
Trong chuồng thú tối tăm và giá lạnh
Biết lấy gì để ủ ấm cho con
Chỉ mạng nhện treo lơ lửng trên không
Từ mái nhà đang lòng thòng rủ xuống.
Đứa bé nằm run run trong rơm ấm
Vẻ dịu dàng – đây là Chúa Giê-su
Xung quanh có những con lừa, con bò
Hướng đứa bé thở ra làn hơi nóng.
Trên mái nhà chỉ một màu tuyết trắng
Nhưng trên đó mở ra bầu trời xanh
Những thiên thần mặc áo quần màu trắng
Trong dàn đồng ca: “Giáng sinh! Giáng sinh!”
Noël
Le ciel est noir, la terre est blanche ;
– Cloches, carillonnez gaîment ! –
Jésus est né ; – la Vierge penche
Sur lui son visage charmant.
Pas de courtines festonnées
Pour préserver l’enfant du froid ;
Rien que les toiles d’araignées
Qui pendent des poutres du toit.
Il tremble sur la paille fraîche,
Ce cher petit enfant Jésus,
Et pour l’échauffer dans sa crèche
L’âne et le boeuf soufflent dessus.
La neige au chaume coud ses franges,
Mais sur le toit s’ouvre le ciel
Et, tout en blanc, le choeur des anges
Chante aux bergers : » Noël ! Noël ! »
KHÓI
Nấp mình dưới hàng cây
Túp lều còng lưng xuống
Ngưỡng cửa phủ đầy rêu
Mái nghiêng, tường hư hỏng.
Cửa sổ đều bịt kín
Nhưng như giữa trời đông
Hơi thở ấm từ miệng
Vẫn nhìn thấy rõ ràng.
Như xoáy ốc bằng khói
Lơ lửng giữa chơi vơi –
Một linh hồn mệt mỏi
Mang tin về Chúa Trời.
Fumée
Là-bas, sous les arbres s’abrite
Une chaumière au dos bossu ;
Le toit penche, le mur s’effrite,
Le seuil de la porte est moussu.
La fenêtre, un volet la bouche ;
Mais du taudis, comme au temps froid
La tiède haleine d’une bouche,
La respiration se voit.
Un tire-bouchon de fumée,
Tournant son mince filet bleu,
De l’âme en ce bouge enfermée
Porte des nouvelles à Dieu.
WATTEAU*
Tôi đến Paris bằng con đường nông thôn
Dọc lối mòn trong buổi chiều tĩnh lặng
Chỉ mình tôi – không có bạn đồng hành
Chỉ cơn đau đưa bàn tay tôi nắm.
Cánh đồng rộng mênh mông và u ám
Trong sự hài hòa cùng với trời xanh
Chẳng có màu xanh ở chốn đồng bằng
Chỉ công viên bỏ hoang từ lâu lắm.
Tôi dò dẫm rất lâu tìm cánh cổng
Công viên này theo phong cách Watteau
Khu vườn cảnh cùng cây nhỏ cây to
Những lối đi được quét bằng vôi trắng.
Tôi cùng với nỗi buồn và vui sướng
Khi đưa mắt nhìn, tôi hiểu điều này:
Rằng đã gần giấc mơ của đời tôi
Rằng nơi đó hạnh phúc tôi trú ẩn.
___________
*Jean - Antoine Watteau (1684 – 1721) – họa sĩ Pháp đi đầu của trường phái Rococo (hậu Baroque).
Watteau
Devers Paris, un soir, dans la campagne,
J'allais suivant l'ornière d'un chemin,
Seul avec moi, n'ayant d'autre compagne
Que ma douleur qui me donnait la main.
L'aspect des champs était sévère et morne,
En harmonie avec l'aspect des cieux,
Rien n'était vert sur la plaine sans borne,
Hormis un parc planté d'arbres très vieux.
Je regardai bien longtemps par la grille ;
C'était un parc dans le goût de Watteau :
Ormes fluets, ifs noirs, verte charmille,
Sentiers peignés et tirés au cordeau.
Je m'en allai l'âme triste et ravie ;
En regardant, j'avais compris cela :
Que j'étais près du rêve de ma vie,
Que mon bonheur était enfermé là.
19- Anatole France
20- Theophile Gautier
Pierre Jules Théophile Gautier (31 tháng 8 năm 1811 – 23 tháng 10 năm 1872) – nhà thơ, nhà văn của trường phái Lãng mạn (Romantisme) và Thi sơn (Parnasse) của Pháp, ông là người đã đưa ra học thuyết “Nghệ thuật vị nghệ thuật” (L'art pour l'art).
Tiểu sử:
Theophile Gautier sinh ngày 31 tháng 8 năm 1811 ở Tarbes, miền Nam nước Pháp, nhưng ngay sau đó gia đình ông chuyển đến thủ đô Paris. Cả cuộc đời ông hầu như chỉ sống ở Paris nhưng nguồn gốc phương Nam đã để lại một dấu ấn sâu sắc trong tính cách của nhà thơ. Có được một nền giáo dục nghệ thuật tốt, Gaultier bắt đầu với hội họa, trở thành một người ủng hộ nhiệt thành của chủ nghĩa lãng mạn, tập trung xung quanh thần tượng của tuổi trẻ thời đó là Victor Hugo.
Năm 1830, Gautier xuất bản tập Thơ (Poésies). Với tập thơ này, ông bước vào phong trào lãng mạn, như ông và các bạn văn tự gọi mình là những người đam mê trẻ tuổi theo một hướng mới. Gautier và người bạn thân là Gérard de Nerval nói rằng họ đang sống bằng thơ, ăn sáng bằng thơ ode và ăn trưa bằng ballade. Giai đoạn các năm 1830 - 1836 là giai đoạn có nhiều tác phẩm nổi bật nhất của Gautier – trường ca Albertus, 1832, Nước Pháp trẻ trung (La Jeune- France, 1834), Mademoiselle de Maupin, 1835), Fortunio, 1838, Nước mắt của quỉ (Une larme du Diable, 1839)… Trong tập thơ Hài kịch của Cái chết (La Comédie de la Mort, 1838) nhà thơ đã đi lang thang giữa những ngôi mộ, cố gắng học hỏi từ những người chết điều bí mật của sự sống và cái chết.
Tác phẩm thơ ca hoàn chỉnh nhất của Gautier là tập thơ Enamels và Cameos (Émaux et Camées) đã đưa ông lên vị trí những nhà thơ hàng đầu nước Pháp. Tập thơ này ông viết trong suốt 20 năm cuối đời. Mỗi bài thơ như một viên ngọc quý với những thổ lộ chân thành. Tất cả các bài thơ đều liên quan đến một số ký ức cá nhân, với những gì đã trải nghiệm trong đời: ấn bản năm 1852 gồm 18 bài thơ, ấn bản năm 1853 thêm hai bài nữa, ấn bản năm 1863 gồm 38 bài thơ, ấn bản cuối cùng năm 1872, xuất bản một vài tháng trước cái chết của Gautier, bao gồm 47 bài thơ.
Theophile Gautier mất ngày 23 tháng 10 năm 1872 tại thị trấn Neuilly-sur-Seine, gần Paris.
Một số bài thơ
LỜI KHẤN CUỐI CÙNG
Tôi yêu em có biết đã bao năm
Yêu tha thiết kể từ năm mười tám
Giờ em sáng ngời còn tôi u ám
Em – mùa xuân, còn tôi đã mùa đông.
Một nghĩa trang bằng hoa huệ trắng ngần
Trên vầng trán đang tưng bừng đua nở
Sắp tới đây hoa kết thành từng bó
Che phủ ngôi đền của nỗi buồn thương.
Mặt trời nhạt của tôi đang xuống nhanh
Sắp tới đây sau chân trời mất hút
Phía trên ngọn đồi đau thương tang tóc
Tôi nhìn ra ngôi nhà cuối của mình.
Nhưng giá như mà được em ban tặng
Nụ hôn muộn màng yêu dấu trên môi
Thì tôi vui và có thể nghỉ ngơi
Trong nấm mồ với con tim tĩnh lặng.
Dernier voeu
Voilà longtemps que je vous aime :
- L’aveu remonte à dix-huit ans ! -
Vous êtes rose, je suis blême ;
J’ai les hivers, vous les printemps.
Des lilas blancs de cimetière
Prés de mes tempes ont fleuri ;
J’aurai bientôt la touffe entière
Pour ombrager mon front flétri.
Mon soleil pâli qui décline
Va disparaître à l’horizon,
Et sur la funèbre colline
Je vois ma dernière maison.
Oh ! que de votre lèvre il tombe
Sur ma lèvre un tardif baiser,
Pour que je puisse dans ma tombe,
Le coeur tranquille, reposer !
GIÁNG SINH
Bầu trời đêm trên cánh đồng tuyết trắng
Tiếng chuông đó đây xin hãy ngân lên
Giê-su ra đời và Đức Mẹ đồng trinh
Trên đứa con gương mặt nhìn âu yếm.
Trong chuồng thú tối tăm và giá lạnh
Biết lấy gì để ủ ấm cho con
Chỉ mạng nhện treo lơ lửng trên không
Từ mái nhà đang lòng thòng rủ xuống.
Đứa bé nằm run run trong rơm ấm
Vẻ dịu dàng – đây là Chúa Giê-su
Xung quanh có những con lừa, con bò
Hướng đứa bé thở ra làn hơi nóng.
Trên mái nhà chỉ một màu tuyết trắng
Nhưng trên đó mở ra bầu trời xanh
Những thiên thần mặc áo quần màu trắng
Trong dàn đồng ca: “Giáng sinh! Giáng sinh!”
Noël
Le ciel est noir, la terre est blanche ;
– Cloches, carillonnez gaîment ! –
Jésus est né ; – la Vierge penche
Sur lui son visage charmant.
Pas de courtines festonnées
Pour préserver l’enfant du froid ;
Rien que les toiles d’araignées
Qui pendent des poutres du toit.
Il tremble sur la paille fraîche,
Ce cher petit enfant Jésus,
Et pour l’échauffer dans sa crèche
L’âne et le boeuf soufflent dessus.
La neige au chaume coud ses franges,
Mais sur le toit s’ouvre le ciel
Et, tout en blanc, le choeur des anges
Chante aux bergers : » Noël ! Noël ! »
KHÓI
Nấp mình dưới hàng cây
Túp lều còng lưng xuống
Ngưỡng cửa phủ đầy rêu
Mái nghiêng, tường hư hỏng.
Cửa sổ đều bịt kín
Nhưng như giữa trời đông
Hơi thở ấm từ miệng
Vẫn nhìn thấy rõ ràng.
Như xoáy ốc bằng khói
Lơ lửng giữa chơi vơi –
Một linh hồn mệt mỏi
Mang tin về Chúa Trời.
Fumée
Là-bas, sous les arbres s’abrite
Une chaumière au dos bossu ;
Le toit penche, le mur s’effrite,
Le seuil de la porte est moussu.
La fenêtre, un volet la bouche ;
Mais du taudis, comme au temps froid
La tiède haleine d’une bouche,
La respiration se voit.
Un tire-bouchon de fumée,
Tournant son mince filet bleu,
De l’âme en ce bouge enfermée
Porte des nouvelles à Dieu.
WATTEAU*
Tôi đến Paris bằng con đường nông thôn
Dọc lối mòn trong buổi chiều tĩnh lặng
Chỉ mình tôi – không có bạn đồng hành
Chỉ cơn đau đưa bàn tay tôi nắm.
Cánh đồng rộng mênh mông và u ám
Trong sự hài hòa cùng với trời xanh
Chẳng có màu xanh ở chốn đồng bằng
Chỉ công viên bỏ hoang từ lâu lắm.
Tôi dò dẫm rất lâu tìm cánh cổng
Công viên này theo phong cách Watteau
Khu vườn cảnh cùng cây nhỏ cây to
Những lối đi được quét bằng vôi trắng.
Tôi cùng với nỗi buồn và vui sướng
Khi đưa mắt nhìn, tôi hiểu điều này:
Rằng đã gần giấc mơ của đời tôi
Rằng nơi đó hạnh phúc tôi trú ẩn.
___________
*Jean - Antoine Watteau (1684 – 1721) – họa sĩ Pháp đi đầu của trường phái Rococo (hậu Baroque).
Watteau
Devers Paris, un soir, dans la campagne,
J'allais suivant l'ornière d'un chemin,
Seul avec moi, n'ayant d'autre compagne
Que ma douleur qui me donnait la main.
L'aspect des champs était sévère et morne,
En harmonie avec l'aspect des cieux,
Rien n'était vert sur la plaine sans borne,
Hormis un parc planté d'arbres très vieux.
Je regardai bien longtemps par la grille ;
C'était un parc dans le goût de Watteau :
Ormes fluets, ifs noirs, verte charmille,
Sentiers peignés et tirés au cordeau.
Je m'en allai l'âme triste et ravie ;
En regardant, j'avais compris cela :
Que j'étais près du rêve de ma vie,
Que mon bonheur était enfermé là.