Molière (tên thật là Jean-Baptiste Poquelin; 15 tháng 1
năm 1622 – 17 tháng 2 năm 1673) là nhà thơ, nhà viết kịch, nghệ sĩ người Pháp,
người sáng tạo ra thể loại kịch cổ điển, một bậc thầy của kịch nghệ châu Âu.
Molière là tác giả của những kiệt tác Le
Misanthrope, L'École des femmes, Tartuffe ou l'Imposteur, L'Avare ou l'École du
mensonge và Le Bourgeois gentilhomme.
Tiểu sử:
Molière sinh ở Paris, trong một gia đình làm thợ của triều đình rất lâu đời. Lên 10 mồ côi mẹ. Molière học ở Jesuit Clermont College (nay là Lycée Louis-le-Grand), là nơi học sinh phần nhiều học bằng tiếng Latin. Molière thông thạo Latin và đã dịch tác phẩm “Về bản chất sự vật” của Lucretius sang tiếng Pháp (bản dịch bị thất lạc). Năm 1639 học xong Jesuit Clermont College, năm 1639 – 1640 học luật tại Đại học Orleans. Molière không theo con đường của bố mà chọn nghề diễn viên. Năm 1643 thành lập nhà hát Illustre Théâtre và lấy bút danh Molière từ đây. Sau một số thất bại, nhà hát phải giải thể, Molière cùng với một số người còn lại đi về biểu diễn ở tỉnh lẻ. Để cạnh tranh với những đoàn kịch của Ý, Molière bắt đầu sáng tác những vở kịch cho đoàn của mình. Năm 1655, ông viết vở kịch thơ đầu tiên L’étourdi (Gàn dở) và năm sau, 1656 viết vở Le dépit amoureux (Bất hòa của tình yêu). Đến năm 1658 đoàn kịch của Molière trở thành đoàn kịch nổi tiếng nhất ở các tỉnh. Được sự ủng hộ của nhiều bá tước, trong số này có cả anh trai của vua Louis XIV, đoàn kịch của ông được mời biểu diễn ở Louvre và đã gây được tiếng vang. Sau đó đoàn kịch của ông thường xuyên được biễu diễn ở nhà hát Bourbon. Từ đây, Molière đoạn tuyệt với bi kịch và chỉ đóng hài kịch.
Tiểu sử:
Molière sinh ở Paris, trong một gia đình làm thợ của triều đình rất lâu đời. Lên 10 mồ côi mẹ. Molière học ở Jesuit Clermont College (nay là Lycée Louis-le-Grand), là nơi học sinh phần nhiều học bằng tiếng Latin. Molière thông thạo Latin và đã dịch tác phẩm “Về bản chất sự vật” của Lucretius sang tiếng Pháp (bản dịch bị thất lạc). Năm 1639 học xong Jesuit Clermont College, năm 1639 – 1640 học luật tại Đại học Orleans. Molière không theo con đường của bố mà chọn nghề diễn viên. Năm 1643 thành lập nhà hát Illustre Théâtre và lấy bút danh Molière từ đây. Sau một số thất bại, nhà hát phải giải thể, Molière cùng với một số người còn lại đi về biểu diễn ở tỉnh lẻ. Để cạnh tranh với những đoàn kịch của Ý, Molière bắt đầu sáng tác những vở kịch cho đoàn của mình. Năm 1655, ông viết vở kịch thơ đầu tiên L’étourdi (Gàn dở) và năm sau, 1656 viết vở Le dépit amoureux (Bất hòa của tình yêu). Đến năm 1658 đoàn kịch của Molière trở thành đoàn kịch nổi tiếng nhất ở các tỉnh. Được sự ủng hộ của nhiều bá tước, trong số này có cả anh trai của vua Louis XIV, đoàn kịch của ông được mời biểu diễn ở Louvre và đã gây được tiếng vang. Sau đó đoàn kịch của ông thường xuyên được biễu diễn ở nhà hát Bourbon. Từ đây, Molière đoạn tuyệt với bi kịch và chỉ đóng hài kịch.
Năm 1672 ông bị ốm nặng, nhiều bạn bè của ông đã qua đời, quan hệ với nhà vua cũng có phần lạnh nhạt hơn trước. Năm 1672-1673 ông viết vở kịch cuối cùng Le Malade imaginaire (Bệnh giả tưởng), trở lại với đề tài thầy thuốc bịp bợm và những bệnh nhân cả tin. Ngày 17 tháng 2 năm 1673, trong một buổi tập vở kịch này ông bị ngã và sau đó mấy giờ đồng hồ ông qua đời. Nhờ sự can thiệp của nhà vua, ông mới được an táng theo nghi lễ của nhà thờ, vì lúc đầu bị giáo chủ từ chối.
Molière để lại một di sản vô cùng đồ sộ với hơn 30 vở kịch nhiều thể loại. Ông thường xuyên thể nghiệm, chuyển thể và sáng tạo ra những hình thức mới cho kịch. Tác phẩm của ông đề cập đến nhiều vấn đề của đời sống đương thời cũng như hiện tại: quan hệ của cha mẹ và con cái, hôn nhân và gia đình, giáo dục, đạo đức xã hội (thói hiếu danh, kiêu ngạo, thói giả nhân giả nghĩa…), những vấn đề về tôn giáo, văn hóa, khoa học vv… Molière sử dụng thực tế không chỉ của đời sống đương thời mà còn dùng nhiều tích từ thời cổ đại và của nhiều nhà viết kịch thời Phục Hưng. Ông có sự ảnh hưởng rất lớn đến kịch nghệ không chỉ của Pháp mà của cả thế giới.
Tác phẩm:
*Le Médecin volant (1645)
*La Jalousie du barbouillé (1650)
*L'Étourdi ou les Contretemps (1655)
*Le Dépit amoureux (December 16th 1656)
*Le Docteur amoureux (1658)
*Les Précieuses ridicules (1659)
*Sganarelle ou le Cocu imaginaire (1660)
*Dom Garcie de Navarre ou le Prince jaloux (1661)
*L'École des maris (1661)
*Les Fâcheux (1661)
*L'École des femmes (1662)
*La Jalousie du Gros-René (1663)
*La Critique de l'école des femmes (1663)
*L'Impromptu de Versailles (1663)
*Le Mariage forcé (1664)
*Gros-René, petit enfant (1664)
*La Princesse d'Élide (1664)
*Tartuffe ou l'Imposteur (1664)
*Dom Juan ou le Festin de pierre (1665)
*L'Amour médecin (1665)
*Le Misanthrope ou l'Atrabilaire amoureux (1666)
*Le Médecin malgré lui (1666)
*Mélicerte (1666)
*Pastorale comique (1667)
*Le Sicilien ou l'Amour peintre (1667)
*Amphitryon (1668)
*George Dandin ou le Mari confondu (1668)
*L'Avare ou l'École du mensonge (1668)
*Monsieur de Pourceaugnac (1669)
*Les Amants magnifiques (1670)
*Le Bourgeois gentilhomme (1670)
*Psyché (1671)
*Les Fourberies de Scapin (1671)
*La Comtesse d'Escarbagnas (1671)
*Les Femmes Savantes (1672)
*Le Malade imaginaire (1673)
STANCES GALANTES
Anh muốn cắt ngang giấc ngủ của em
Hơi thở của anh bắt em rực lửa
Vì em ngủ quá nhiều, em yêu ạ
Khi không yêu người ta ngủ nhiều chăng?
Em đừng sợ: không đến nỗi cực hình
Chuyện yêu đương, bệnh tình không đáng sợ
Khi yêu nhau thì trong từng hơi thở
Ta tìm ra phương thuốc chữa bệnh tim.
Tình là bệnh, một khi đem giấu tình
Hãy thừa nhận: sẽ thấy đời bỗng nhẹ
Đừng bí ẩn, tình không cần như thế
Nhưng mà em lo ngại, sợ thần linh!
Đâu nhẹ hơn em tìm thấy cho mình?
Vòng tù hãm lẽ nào em nguyền rủa
Hay tại vì em từng yêu nhiều quá
Không còn sức để thừa nhận cùng anh?
Anh van em, biết ngoan ngoãn với tình
Biết vội vàng, biết nắm bắt khoảnh khắc
Em hãy yêu khi xuân còn khoe sắc
Năm tháng đi rồi không quay lại đâu em.
Stances galantes
Souffrez qu'Amour cette nuit vous réveille;
Par mes soupirs laissez-vous enflammer;
Vous dormez trop, adorable merveille,
Car c'est dormir que de ne point aimer.
Ne craignez rien; dans l'amoureux empire
Le mal n'est pas si grand que l'on le fait
Et, lorsqu'on aime et que le coeur soupire,
Son propre mal souvent le satisfait.
Le mal d'aimer, c'est de vouloir le taire:
Pour l'éviter, parlez en ma faveur.
Amour le veut, n'en faites point mystère.
Mais vous tremblez, et ce dieu vous fait peur !
Peut-on souffrir une plus douce peine ?
Peut-on subir une plus douce loi ?
Qu'étant des coeurs la douce souveraine,
Dessus le vôtre Amour agisse en roi;
Rendez-vous donc, ô divine Amarante !
Soumettez-vous aux volontés d'Amour;
Aimez pendant que vous êtes charmante,
Car le temps passe et n'a point de retour.
GỬI NHÀ VUA, NHÂN DỊP CHINH PHỤC FRANCHE-COMTÉ
Chiến thắng lẫy lừng, hỡi nhà vua vĩ đại
Người đời sau khó mà hiểu điều này
Những anh hùng quá khứ chỉ lắt lay
So với những gì chúng tôi đang thấy.
Sao! Chốc lát ông quyết tâm nhanh vậy
Sáp nhập vùng đất vào xứ sở mình
Cả cơn lốc, tia chớp cũng không nhanh
Bằng đôi bàn tay của ông lúc ấy.
Nhưng có điều, hỡi nhà vua vĩ đại
Những nàng thơ đã không kịp ngợi ca
Cho dù chiến công này cần ca ngợi.
Nhưng bài ca, hỡi nhà vua vĩ đại
Không kịp theo chiến công tiếp chiến công
Sẽ tôn vinh xứng đáng, dù chậm rãi.
Au Roi, sur la conquête de la Franche-Comté
Ce sont faits inouïs, GRAND ROI, que tes victoires !
L'avenir aura peine à les bien concevoir ;
Et de nos vieux héros les pompeuses histoires
Ne nous ont point chanté ce que tu nous fais voir.
Quoi ! presque au même instant qu'on te l'a vu résoudre,
Voir toute une province unie à tes États !
Les rapides torrents et les vents et la foudre
Vont-ils, dans leurs effets, plus vite que ton bras ?
N'attends pas, au retour d'un si fameux ouvrage,
Des soins de notre muse un éclatant hommage.
Cet exploit en demande, il le faut avouer ;
Mais nos chansons, GRAND ROI, ne sont pas si tôt prêtes ;
Et tu mets moins de temps à faire tes conquêtes
Qu'il n'en faut pour les bien louer.
GỬI LA MOTHE LE VAYER* NGÀY ĐỨA CON TRAI QUA ĐỜI
Chớ ngại gì nước mắt, Le Vayer ạ
Hãy khóc để cho thanh thản cõi lòng
Ông đã muôn đời để mất đứa con
Khôn ngoan nào cũng không ngăn dòng lệ.
Lý trí nào khuyên can cho phí uổng
Rằng đi khóc người chết được gì đâu
Trước nỗi đau mà đôi mắt ráo hoảnh
Thì đạo đức mới thô lỗ làm sao.
Đã đành tiếng khóc sẽ không trả lại
Đứa con thân yêu vừa mới qua đời
Nhưng điều đó cũng không hề an ủi
Ai cũng mến mộ đứa con yêu quí
Vì đạo đức, trí tuệ, tấm lòng vàng
Tất cả đều phải khóc vì điều đó.
______________
* François de La Mothe Le Vayer (1588 – 1672) – nhà văn, nhà triết học Pháp.
A M. La Mothe Le Vayer, sur la mort de son fils
Aux larmes, Le Vayer, laisse tes yeux ouverts :
Ton deuil est raisonnable, encor qu'il soit extrême ;
Et, lorsque pour toujours on perd ce que tu perds,
La Sagesse, crois-moi, peut pleurer elle-même.
On se propose à tort cent préceptes divers
Pour vouloir, d'un oeil sec, voir mourir ce qu'on aime ;
L'effort en est barbare aux yeux de l'univers
Et c'est brutalité plus que vertu suprême.
On sait bien que les pleurs ne ramèneront pas
Ce cher fils que t'enlève un imprévu trépas ;
Mais la perte, par là, n'en est pas moins cruelle.
Ses vertus de chacun le faisaient révérer ;
Il avait le coeur grand, l'esprit beau, l'âme belle ;
Et ce sont des sujets à toujours le pleurer,
Anh muốn cắt ngang giấc ngủ của em
Hơi thở của anh bắt em rực lửa
Vì em ngủ quá nhiều, em yêu ạ
Khi không yêu người ta ngủ nhiều chăng?
Em đừng sợ: không đến nỗi cực hình
Chuyện yêu đương, bệnh tình không đáng sợ
Khi yêu nhau thì trong từng hơi thở
Ta tìm ra phương thuốc chữa bệnh tim.
Tình là bệnh, một khi đem giấu tình
Hãy thừa nhận: sẽ thấy đời bỗng nhẹ
Đừng bí ẩn, tình không cần như thế
Nhưng mà em lo ngại, sợ thần linh!
Đâu nhẹ hơn em tìm thấy cho mình?
Vòng tù hãm lẽ nào em nguyền rủa
Hay tại vì em từng yêu nhiều quá
Không còn sức để thừa nhận cùng anh?
Anh van em, biết ngoan ngoãn với tình
Biết vội vàng, biết nắm bắt khoảnh khắc
Em hãy yêu khi xuân còn khoe sắc
Năm tháng đi rồi không quay lại đâu em.
Stances galantes
Souffrez qu'Amour cette nuit vous réveille;
Par mes soupirs laissez-vous enflammer;
Vous dormez trop, adorable merveille,
Car c'est dormir que de ne point aimer.
Ne craignez rien; dans l'amoureux empire
Le mal n'est pas si grand que l'on le fait
Et, lorsqu'on aime et que le coeur soupire,
Son propre mal souvent le satisfait.
Le mal d'aimer, c'est de vouloir le taire:
Pour l'éviter, parlez en ma faveur.
Amour le veut, n'en faites point mystère.
Mais vous tremblez, et ce dieu vous fait peur !
Peut-on souffrir une plus douce peine ?
Peut-on subir une plus douce loi ?
Qu'étant des coeurs la douce souveraine,
Dessus le vôtre Amour agisse en roi;
Rendez-vous donc, ô divine Amarante !
Soumettez-vous aux volontés d'Amour;
Aimez pendant que vous êtes charmante,
Car le temps passe et n'a point de retour.
GỬI NHÀ VUA, NHÂN DỊP CHINH PHỤC FRANCHE-COMTÉ
Chiến thắng lẫy lừng, hỡi nhà vua vĩ đại
Người đời sau khó mà hiểu điều này
Những anh hùng quá khứ chỉ lắt lay
So với những gì chúng tôi đang thấy.
Sao! Chốc lát ông quyết tâm nhanh vậy
Sáp nhập vùng đất vào xứ sở mình
Cả cơn lốc, tia chớp cũng không nhanh
Bằng đôi bàn tay của ông lúc ấy.
Nhưng có điều, hỡi nhà vua vĩ đại
Những nàng thơ đã không kịp ngợi ca
Cho dù chiến công này cần ca ngợi.
Nhưng bài ca, hỡi nhà vua vĩ đại
Không kịp theo chiến công tiếp chiến công
Sẽ tôn vinh xứng đáng, dù chậm rãi.
Au Roi, sur la conquête de la Franche-Comté
Ce sont faits inouïs, GRAND ROI, que tes victoires !
L'avenir aura peine à les bien concevoir ;
Et de nos vieux héros les pompeuses histoires
Ne nous ont point chanté ce que tu nous fais voir.
Quoi ! presque au même instant qu'on te l'a vu résoudre,
Voir toute une province unie à tes États !
Les rapides torrents et les vents et la foudre
Vont-ils, dans leurs effets, plus vite que ton bras ?
N'attends pas, au retour d'un si fameux ouvrage,
Des soins de notre muse un éclatant hommage.
Cet exploit en demande, il le faut avouer ;
Mais nos chansons, GRAND ROI, ne sont pas si tôt prêtes ;
Et tu mets moins de temps à faire tes conquêtes
Qu'il n'en faut pour les bien louer.
GỬI LA MOTHE LE VAYER* NGÀY ĐỨA CON TRAI QUA ĐỜI
Chớ ngại gì nước mắt, Le Vayer ạ
Hãy khóc để cho thanh thản cõi lòng
Ông đã muôn đời để mất đứa con
Khôn ngoan nào cũng không ngăn dòng lệ.
Lý trí nào khuyên can cho phí uổng
Rằng đi khóc người chết được gì đâu
Trước nỗi đau mà đôi mắt ráo hoảnh
Thì đạo đức mới thô lỗ làm sao.
Đã đành tiếng khóc sẽ không trả lại
Đứa con thân yêu vừa mới qua đời
Nhưng điều đó cũng không hề an ủi
Ai cũng mến mộ đứa con yêu quí
Vì đạo đức, trí tuệ, tấm lòng vàng
Tất cả đều phải khóc vì điều đó.
______________
* François de La Mothe Le Vayer (1588 – 1672) – nhà văn, nhà triết học Pháp.
A M. La Mothe Le Vayer, sur la mort de son fils
Aux larmes, Le Vayer, laisse tes yeux ouverts :
Ton deuil est raisonnable, encor qu'il soit extrême ;
Et, lorsque pour toujours on perd ce que tu perds,
La Sagesse, crois-moi, peut pleurer elle-même.
On se propose à tort cent préceptes divers
Pour vouloir, d'un oeil sec, voir mourir ce qu'on aime ;
L'effort en est barbare aux yeux de l'univers
Et c'est brutalité plus que vertu suprême.
On sait bien que les pleurs ne ramèneront pas
Ce cher fils que t'enlève un imprévu trépas ;
Mais la perte, par là, n'en est pas moins cruelle.
Ses vertus de chacun le faisaient révérer ;
Il avait le coeur grand, l'esprit beau, l'âme belle ;
Et ce sont des sujets à toujours le pleurer,
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét