Thứ Hai, 29 tháng 1, 2018

20 Nhà thơ Pháp - Théophile Gautier



20 NHÀ THƠ PHÁP


18- Gerard de Nerval

19- Anatole France

20- Theophile Gautier




Pierre Jules Théophile Gautier (31 tháng 8 năm 1811 – 23 tháng 10 năm 1872) – nhà thơ, nhà văn của trường phái Lãng mạn (Romantisme) và Thi sơn (Parnasse) của Pháp, ông là người đã đưa ra học thuyết “Nghệ thuật vị nghệ thuật” (L'art pour l'art).  

Tiểu sử:

Theophile Gautier sinh ngày 31 tháng 8 năm 1811 ở Tarbes, miền Nam nước Pháp, nhưng ngay sau đó gia đình ông chuyển đến thủ đô Paris. Cả cuộc đời ông hầu như chỉ sống ở Paris nhưng nguồn gốc phương Nam đã để lại một dấu ấn sâu sắc trong tính cách của nhà thơ. Có được một nền giáo dục nghệ thuật tốt, Gaultier bắt đầu với hội họa, trở thành một người ủng hộ nhiệt thành của chủ nghĩa lãng mạn, tập trung xung quanh thần tượng của tuổi trẻ thời đó là Victor Hugo. 

Năm 1830, Gautier xuất bản tập Thơ (Poésies). Với tập thơ này, ông bước vào phong trào lãng mạn, như ông và các bạn văn tự gọi mình là những người đam mê trẻ tuổi theo một hướng mới. Gautier và người bạn thân là Gérard de Nerval nói rằng họ đang sống bằng thơ, ăn sáng bằng thơ ode và ăn trưa bằng ballade. Giai đoạn các năm 1830 - 1836 là giai đoạn có nhiều tác phẩm nổi bật nhất của Gautier – trường ca Albertus, 1832, Nước Pháp trẻ trung (La Jeune- France, 1834), Mademoiselle de Maupin, 1835), Fortunio, 1838, Nước mắt của quỉ (Une larme du Diable, 1839)… Trong tập thơ Hài kịch của Cái chết (La Comédie de la Mort, 1838) nhà thơ đã đi lang thang giữa những ngôi mộ, cố gắng học hỏi từ những người chết điều bí mật của sự sống và cái chết. 


Tác phẩm thơ ca hoàn chỉnh nhất của Gautier là tập thơ Enamels và Cameos (Émaux et Camées) đã đưa ông lên vị trí những nhà thơ hàng đầu nước Pháp. Tập thơ này ông viết trong suốt 20 năm cuối đời. Mỗi bài thơ như một viên ngọc quý với những thổ lộ chân thành. Tất cả các bài thơ đều liên quan đến một số ký ức cá nhân, với những gì đã trải nghiệm trong đời: ấn bản năm 1852 gồm 18 bài thơ, ấn bản năm 1853 thêm hai bài nữa, ấn bản năm 1863 gồm 38 bài thơ, ấn bản cuối cùng năm 1872, xuất bản một vài tháng trước cái chết của Gautier, bao gồm 47 bài thơ. 


Theophile Gautier mất ngày 23 tháng 10 năm 1872 tại thị trấn Neuilly-sur-Seine, gần Paris.


Một số bài thơ




LỜI KHẤN CUỐI CÙNG


Tôi yêu em có biết đã bao năm

Yêu tha thiết kể từ năm mười tám
Giờ em sáng ngời còn tôi u ám 
Em – mùa xuân, còn tôi đã mùa đông. 

Một nghĩa trang bằng hoa huệ trắng ngần

Trên vầng trán đang tưng bừng đua nở
Sắp tới đây hoa kết thành từng bó
Che phủ ngôi đền của nỗi buồn thương.

Mặt trời nhạt của tôi đang xuống nhanh

Sắp tới đây sau chân trời mất hút
Phía trên ngọn đồi đau thương tang tóc
Tôi nhìn ra ngôi nhà cuối của mình. 

Nhưng giá như mà được em ban tặng

Nụ hôn muộn màng yêu dấu trên môi
Thì tôi vui và có thể nghỉ ngơi
Trong nấm mồ với con tim tĩnh lặng.

 Dernier voeu

Voilà longtemps que je vous aime :
- L’aveu remonte à dix-huit ans ! -
Vous êtes rose, je suis blême ;
J’ai les hivers, vous les printemps.

Des lilas blancs de cimetière
Prés de mes tempes ont fleuri ;
J’aurai bientôt la touffe entière
Pour ombrager mon front flétri.

Mon soleil pâli qui décline
Va disparaître à l’horizon,
Et sur la funèbre colline
Je vois ma dernière maison.

Oh ! que de votre lèvre il tombe
Sur ma lèvre un tardif baiser,
Pour que je puisse dans ma tombe,
Le coeur tranquille, reposer !


GIÁNG SINH


Bầu trời đêm trên cánh đồng tuyết trắng
Tiếng chuông đó đây xin hãy ngân lên 
Giê-su ra đời và Đức Mẹ đồng trinh
Trên đứa con gương mặt nhìn âu yếm.

Trong chuồng thú tối tăm và giá lạnh

Biết lấy gì để ủ ấm cho con
Chỉ mạng nhện treo lơ lửng trên không
Từ mái nhà đang lòng thòng rủ xuống. 

Đứa bé nằm run run trong rơm ấm

Vẻ dịu dàng – đây là Chúa Giê-su
Xung quanh có những con lừa, con bò
Hướng đứa bé thở ra làn hơi nóng. 

Trên mái nhà chỉ một màu tuyết trắng

Nhưng trên đó mở ra bầu trời xanh
Những thiên thần mặc áo quần màu trắng
Trong dàn đồng ca: “Giáng sinh! Giáng sinh!”

Noël

Le ciel est noir, la terre est blanche ;
– Cloches, carillonnez gaîment ! –
Jésus est né ; – la Vierge penche
Sur lui son visage charmant.

Pas de courtines festonnées
Pour préserver l’enfant du froid ;
Rien que les toiles d’araignées
Qui pendent des poutres du toit.

Il tremble sur la paille fraîche,
Ce cher petit enfant Jésus,
Et pour l’échauffer dans sa crèche
L’âne et le boeuf soufflent dessus.

La neige au chaume coud ses franges,
Mais sur le toit s’ouvre le ciel
Et, tout en blanc, le choeur des anges

Chante aux bergers :  » Noël ! Noël !  »




KHÓI

Nấp mình dưới hàng cây
Túp lều còng lưng xuống
Ngưỡng cửa phủ đầy rêu
Mái nghiêng, tường hư hỏng. 

Cửa sổ đều bịt kín

Nhưng như giữa trời đông
Hơi thở ấm từ miệng
Vẫn nhìn thấy rõ ràng. 

Như xoáy ốc bằng khói

Lơ lửng giữa chơi vơi –
Một linh hồn mệt mỏi
Mang tin về Chúa Trời. 

 Fumée

Là-bas, sous les arbres s’abrite
Une chaumière au dos bossu ;
Le toit penche, le mur s’effrite,
Le seuil de la porte est moussu.

La fenêtre, un volet la bouche ;
Mais du taudis, comme au temps froid
La tiède haleine d’une bouche,
La respiration se voit.

Un tire-bouchon de fumée,
Tournant son mince filet bleu,
De l’âme en ce bouge enfermée
Porte des nouvelles à Dieu.



WATTEAU*


Tôi đến Paris bằng con đường nông thôn
Dọc lối mòn trong buổi chiều tĩnh lặng
Chỉ mình tôi – không có bạn đồng hành
Chỉ cơn đau đưa bàn tay tôi nắm. 

Cánh đồng rộng mênh mông và u ám

Trong sự hài hòa cùng với trời xanh
Chẳng có màu xanh ở chốn đồng bằng
Chỉ công viên bỏ hoang từ lâu lắm. 

Tôi dò dẫm rất lâu tìm cánh cổng

Công viên này theo phong cách Watteau
Khu vườn cảnh cùng cây nhỏ cây to
Những lối đi được quét bằng vôi trắng. 

Tôi cùng với nỗi buồn và vui sướng

Khi đưa mắt nhìn, tôi hiểu điều này:
Rằng đã gần giấc mơ của đời tôi
Rằng nơi đó hạnh phúc tôi trú ẩn.
___________
*Jean - Antoine Watteau (1684 – 1721) – họa sĩ Pháp đi đầu của trường phái Rococo (hậu Baroque). 

Watteau

Devers Paris, un soir, dans la campagne,
J'allais suivant l'ornière d'un chemin,
Seul avec moi, n'ayant d'autre compagne
Que ma douleur qui me donnait la main.

L'aspect des champs était sévère et morne,
En harmonie avec l'aspect des cieux,
Rien n'était vert sur la plaine sans borne,
Hormis un parc planté d'arbres très vieux.

Je regardai bien longtemps par la grille ;
C'était un parc dans le goût de Watteau :
Ormes fluets, ifs noirs, verte charmille,
Sentiers peignés et tirés au cordeau.

Je m'en allai l'âme triste et ravie ;
En regardant, j'avais compris cela :
Que j'étais près du rêve de ma vie,

Que mon bonheur était enfermé là.

Thứ Ba, 4 tháng 7, 2017

Thơ Victor Hugo


Victor Marie Hugo (26 tháng 2 năm 1802 - 22 tháng 5 năm 1885 - nhà văn, nhà thơ, nhà viết kịch Pháp, một trong những gương mặt tiêu biểu nhất của chủ nghĩa lãng mạn Pháp. Thành viên của Viện Hàn lâm Pháp (1841).

Tiểu sử:
Victor Hugo sinh ở Besançon, là con trai út của một gia đình có 3 người con. Bố, Léopold Sigisbert Hugo, là một vị tướng của quân đội Napoleon, mẹ, Sophie Trébuchet, là con gái của một chủ hãng đóng tàu biển. Thời thơ ấu, Hugo từng sống ở Marseille, đảo Corse, đảo Elba (Ý), ở Madrid (Tây Ban Nha) – là những nơi mà bố ông đóng quân, và sau những lần thay đổi thì cả gia đình lại trở về Paris. Những chuyến du hành như vậy đã để lại trong tâm hồn của nhà thơ tương lai những ấn tượng vô cùng lãng mạn. Năm 1813, mẹ ông yêu tướng Victor Lahorie và chia tay với bố ông. Victor Hugo ở lại Paris cùng với mẹ. Từ năm 1814 đến năm 1818 học ở trường Lycée Louis-le-Grand. Năm lên 14 tuổi đã làm thơ, viết kịch và dịch thơ của Virgilius ra tiếng Pháp. Năm 15 tuổi đã được giải thưởng của một cuộc thi cho trường ca Những cô gái Verdun (Vierges de Verdun).

Tháng 10 năm 1822 Hugo kết hôn với Adèle Foucher và họ có với nhau năm đứa con. Người con gái đầu lòng của Hugo, Léopoldine, qua đời năm 1943, khi mới 19 tuổi và ngay sau khi mới lấy chồng vì bi lật thuyền trên sông Seine. Cái chết của cô con gái đã để lại một dấu ấn nặng nề trong cuộc đời tiếp theo của ông. Hugo biết được tin con gái chết khi đang đi du lịch với người tình ở miền nam nước Pháp từ một tờ báo ông đọc trong một quán cà phê.

Quãng thời gian từ năm 1830 đến 1843 Hugo tập trung nhiều nhất cho công việc của nhà hát. Tuy nhiên, cũng trong thời gian này ông in một số tập thơ như: Lá thu (Les Feuilles d’automne, 1831); Khúc hát hoàng hôn (Les Chants du crépuscule, 1835); Tia sáng và bóng tối (Les Rayons et les Ombres, 1840).

Năm 1841, Hugo được bầu vào Viện Hàn lâm Pháp, năm 1845 ông nhận chức danh quý tộc. Năm 1848, ông được bầu vào Quốc hội. Hugo phản đối gay gắt cuộc đảo chính năm 1851 và khi Napoleon III lên ngôi Hoàng đế ông đã sống lưu vong. Năm 1870, ông trở về Pháp, năm 1876 ông được bầu làm thượng nghị sĩ.

Tác phẩm đầu tiên thể hiện độ chín của Hugo trong thể loại văn xuôi là Ngày cuối cùng của một tử tù (Le Dernier jour d’un condamné) được xuất bản năm 1829. Tác phẩm này có sự ảnh hưởng đến các nhà văn như: Albert Camus, Charles Dickens và Fyodor Dostoyevsky. Tác phẩm Claude Gueux kể về một vụ giết người, xuất bản năm 1834, được chính Hugo thừa nhận là sự khởi đầu cho tác phẩm quan trọng nói về sự bất công xã hội Những người khốn khổ (Les Misérables) sau này. Nhưng tác phẩm có được sự thành công vang dội đầu tiên là Nhà thờ Đức Bà Paris (Notre-Dame de Paris), xuất bản năm 1831, ngay lập tức được dịch ra nhiều thứ tiếng và có sức hút rất lớn đối với khách du lịch đến thăm viếng địa điểm này.

Victor Hugo qua đời vào ngày 22 tháng 5 năm 1885 ở tuổi 83 vì bệnh viêm phổi. Lễ tang kéo dài mười ngày. Đám tang của ông có khoảng một triệu người tham dự. Sau tang lễ quốc gia long trọng, tro cốt của ông được đặt trong điện Panthéon.


Tác phẩm:
Thơ:
*Thơ Ode và những bài thơ khác (Odes et poésies diverses, 1822)
*Thơ Ode (Odes, 1823)
*Những bài thơ Ode mới (Nouvelles Odes, 1824)
*Thơ Ode và thơ baladde (Odes et Ballades, 1826)
*Những mô típ Phương Đông (Les Orientales, 1829)
*Lá thu ((Les Feuilles d’automne, 1831)
*Những khúc hát hoàng hôn (Les Chants du crépuscule, 1835)
*Tia sáng và bóng tối (Les Rayons et les ombres, 1840)
*Trừng phạt (Les Châtiments, 1853)
*Chiêm ngưỡng (Les Contemplations, 1856)
*Truyền thuyết những thế kỷ - La légende des siècles (1859)
*Những khúc hát của đường phố và núi rừng (Les Chansons des rues et des bois, 1865)
*Năm khủng khiếp - L'année terrible (1872)
*Nghệ thuật làm ông - L'art d'être grand-père (1877)
*Bố (Le Pape, 1878)
*Cách mạng (L'Âne, 1880)
*Bốn hướng gió tinh thần - Les quatre vents de l'esprit (1881)
*Sự kết thúc của Satan (La fin de Satan, 1886)
*Thiên Chúa (Dieu, 1891)
*Trọn tiếng đàn - Toute la lyre (1893)
*Những năm tai họa (Les années funestes, 1898)
*Đại dương (Océan. Tas de pierres, 1942)
Văn xuôi:
*Bug-Jargal, 1820
*Han d'Islande, 1823
*Ngày cuối cùng của một tử tù (Le Dernier Jour d'un condamné, 1829)
*Nhà thờ Đức Bà Paris (Notre-Dame de Paris, 1831)
*Claude Gueux, 1834
*Những người khốn khổ (Les Misérables, 1862)
*Les Travailleurs de la mer, 1866
*Người cười (L'Homme qui rit, 1869)
*Chín mươi ba (Quatre-vingt-treize, 1874)
Kịch:
*Inez de Castro, 1819/1820
*Cromwell, 1827
* Amy Robsart, 1828 in năm 1889
*Ông vua buồn cười (Le Roi s'amuse (1832)
*Lucrèce Borgia, 1833)
*Marie Tudor, 1833)
*Angelo, tyran de Padoue (1835)
*Ruy Blas, 1838)
*Les Burgraves, 1843)
*Torquemada, 1882)
*Nhà hát tư do (Théâtre en liberté, 1886)

Một số bài thơ


GỬI NGƯỜI PHỤ NỮ

Em yêu, nếu anh là vua thiên hạ
Thì vương quốc và tất cả con dân
Và ngựa xe, lính tráng, và ngai vàng
Và hạm đội, anh sẽ đem tất cả
Đổi một ánh nhìn âu yếm của em!

Nếu anh là Chúa, thì trời, biển xanh
Và đất đai, và thiên thần, quỉ sứ
Và bầu hoàn vũ và cả vĩnh hằng
Và hỗn mang, anh sẽ đem tất cả
Đổi một nụ hôn say đắm của em!

A une femme

Enfant ! si j’étais roi, je donnerais l’empire,
Et mon char, et mon sceptre, et mon peuple à genoux
Et ma couronne d’or, et mes bains de porphyre,
Et mes flottes, à qui la mer ne peut suffire,
Pour un regard de vous !

Si j’étais Dieu, la terre et l’air avec les ondes,
Les anges, les démons courbés devant ma loi,
Et le profond chaos aux entrailles fécondes,
L’éternité, l’espace, et les cieux, et les mondes,
Pour un baiser de toi !



HÃY YÊU NHAU NỮA! YÊU THƯỜNG XUYÊN!

Hãy yêu nhau nữa! Yêu thường xuyên!
Tình ra đi, hy vọng không còn
Tình yêu là tiếng khóc buổi sớm
Tình yêu là tiếng hát trong đêm.

Sóng nói điều chi với cát vàng
Gió nói điều gì với rừng xanh
Sao nói điều gì cùng mây trắng
Một lời khôn tả: Hãy yêu thương!

Yêu những ước mơ, sống và tin
Tình yêu sưởi ấm những con tim
Tình yêu mang đến niềm hạnh phúc
Thứ đâu tìm thấy ở vinh quang!

Hãy yêu! Dù thiên hạ chê, khen
Những con tim lớn chỉ yêu thương
Hãy để cho tâm hồn tuổi trẻ
Sáng ngời trên vầng trán thanh xuân!

Hãy yêu để trang điểm đời mình!
Để thấy trong mắt đẹp tuyệt trần
Để tận hưởng nỗi niềm khoái lạc
Trong nụ cười ai đến kín thầm!

Mỗi ngày ta lại yêu nhiều hơn!
Mỗi ngày gắn kết lại gần hơn
Cây cỏ lớn trong từng chiếc lá
Hồn ta khôn lớn ở trong tình!

Hãy là hình ảnh chiếu trong gương
Hãy là hoa thắm với mùi hương
Hai người yêu nhau ngồi trong bóng
Tuy hai mà một tấm lòng son.

Người đẹp nhà thơ thích đi tìm
Người đẹp trinh khiết như thiên thần
Thích được trẻ trung sau đôi cánh
Và dìm cơn nóng của con tim.

Hãy đến cùng anh, hỡi thiên thần!
Hỡi người duy nhất, đến cùng anh!
Thiên thần! Hãy đến khi em khóc
Và khi em cười, đến với anh!

Nhà thơ hiểu thấu niềm hân hoan
Nhà thơ đâu biết nhạo cười em
Nhà thơ giống như bình hoa vậy
Để cho người đẹp gửi tim mình.

Anh đi tìm kiếm ở trần gian
Một điều thực tế, chẳng gì hơn
Mà đành bỏ chạy như con sóng
Tất cả trên đời chỉ hư không.

Anh thích cơn say, vẻ kiêu căng
Của những người lính hoặc ông hoàng
Chiếc bóng của em trên trang sách
Mỗi khi gương mặt hướng nhìn anh.

Mà những khao khát từng cháy lên
Trong nhận thức ta – chỉ lò than
Sau đó chỉ còn tro và khói
Và lời ai hỏi: “Còn gì không?”

Và mọi niềm vui đâu nở bừng
Giữa tháng tư lạnh lẽo tối tăm
Kim nương, hoa hồng, hoa huệ héo
Và ai đó bảo: “Thế là xong!”

Chỉ tình còn lại. Hỡi người thương
Nếu em muốn giữ lại tâm hồn
Giữa cõi đời này thì hãy giữ
Chúa Cha, Chúa Con, Chúa Thánh thần.

Hãy giữ trong tim, đừng khiếp kinh
Cho dù đau khổ phải khóc lên –
Ngọn lửa không bao giờ tắt được
Và bông hoa không thể héo tàn.

Aimons toujours ! Aimons encore !

Aimons toujours ! Aimons encore !
Quand l'amour s'en va, l'espoir fuit.
L'amour, c'est le cri de l'aurore,
L'amour c'est l'hymne de la nuit.

Ce que le flot dit aux rivages,
Ce que le vent dit aux vieux monts,
Ce que l'astre dit aux nuages,
C'est le mot ineffable : Aimons !

L'amour fait songer, vivre et croire.
Il a pour réchauffer le coeur,
Un rayon de plus que la gloire,
Et ce rayon c'est le bonheur !

Aime ! qu'on les loue ou les blâme,
Toujours les grand coeurs aimeront :
Joins cette jeunesse de l'âme
A la jeunesse de ton front !

Aime, afin de charmer tes heures !
Afin qu'on voie en tes beaux yeux
Des voluptés intérieures
Le sourire mystérieux !

Aimons-nous toujours davantage !
Unissons-nous mieux chaque jour.
Les arbres croissent en feuillage ;
Que notre âme croisse en amour !

Soyons le miroir et l'image !
Soyons la fleur et le parfum !
Les amants, qui, seuls sous l'ombrage,
Se sentent deux et ne sont qu'un !

Les poètes cherchent les belles.
La femme, ange aux chastes faveurs,
Aime à rafraîchir sous ses ailes
Ces grand fronts brûlants et réveurs. 

Venez à nous, beautés touchantes !
Viens à moi, toi, mon bien, ma loi !
Ange ! viens à moi quand tu chantes,
Et, quand tu pleures, viens à moi !

Nous seuls comprenons vos extases.
Car notre esprit n'est point moqueur ;
Car les poètes sont les vases
Où les femmes versent leur coeurs.

Moi qui ne cherche dans ce monde
Que la seule réalité,
Moi qui laisse fuir comme l'onde
Tout ce qui n'est que vanité,

Je préfère aux biens dont s'enivre
L'orgueil du soldat ou du roi,
L'ombre que tu fais sur mon livre
Quand ton front se penche sur moi.

Toute ambition allumée
Dans notre esprit, brasier subtil,
Tombe en cendre ou vole en fumée,
Et l'on se dit : " Qu'en reste-t-il ? "

Tout plaisir, fleur à peine éclose
Dans notre avril sombre et terni,
S'effeuille et meurt, lis, myrte ou rose,
Et l'on se dit : " C'est donc fini ! "

L'amour seul reste. O noble femme
Si tu veux dans ce vil séjour,
Garder ta foi, garder ton âme,
Garder ton Dieu, garde l'amour !

Conserve en ton coeur, sans rien craindre,
Dusses-tu pleurer et souffrir,
La flamme qui ne peut s'éteindre
Et la fleur qui ne peut mourir !




ĐÀN ÔNG VÀ PHỤ NỮ

Đàn ông là sinh vật cao cấp nhất
Phụ nữ là lý tưởng siêu phàm
Đàn ông là khối óc
Phụ nữ là trái tim. 
Đầu óc cho ánh sáng
Trái tim ban cho tình. 
Ánh sáng cho kết quả
Tình yêu làm hồi sinh. 
Đàn ông mạnh bằng lý trí
Phụ nữ – bằng nước mắt tuôn.
Lý trí dễ dàng thuyết phục
Nước mắt làm cho chạnh lòng. 
Đàn ông có khả năng với những thứ anh hùng
Phụ nữ lại luôn  hướng về nhẫn nhục.
Chủ nghĩa anh hùng là để tôn vinh
Cực hình hướng về những gì thuyết phục. 
Đàn ông là một bộ luật
Phụ nữ là kinh phúc âm.
Luật lệ là để sửa chữa
Phúc âm để hoàn thiện mình.
Đàn ông luôn luôn suy nghĩ
Phụ nữ luôn luôn ước mong.
Suy nghĩ là có con sâu trong óc của mình
Ước mơ là có vầng hào quang trên trán.
Đàn ông là một đại dương xanh
Phụ nữ là một hồ nước rộng.
Đại dương có ngọc trai tô điểm
Hồ nước có thơ vì thế sáng lên. 
Đàn ông là con đại bàng bay lượn
Phụ nữ là con sơn ca hót vang.
Bay lượn, là để làm chủ không gian
Hót vang, là để hồn người chinh phục.
Và cuối cùng:
Đàn ông là nơi mặt đất kết thúc
Phụ nữ là nơi bầu trời bắt đầu.

El hombre y la mujer

El hombre es la más elevada de las criaturas;
La mujer es el más sublime de los ideales.
Dios hizo para el hombre un trono;
Para la mujer un altar.
El trono exalta,
El altar santifica.
El hombre es cerebro,
La mujer es corazón.
El cerebro fabrica la luz,
El corazón produce el amor
La luz fecunda,
El Amor resucita.
El hombre es fuerte por la razón
La mujer es invencible por las lágrimas
La razón convence
Las lágrimas conmueven.
El hombre es capaz de todos los heroísmos
La mujer de todos los martirios
El heroísmo ennoblece
el martirio sublima.
El hombre tiene la supremacía;
La mujer la preferencia.
La supremacía significa la fuerza;
La preferencia respresenta el derecho.
El hombre es un genio,
la mujer un ángel.
El genio es inconmensurable;
El ángel indefinible.
La aspiración del hombre es la suprema gloria;
La aspiración de la mujer, es la extrema virtud.
La gloria hace todo lo que es grande;
La virtud hace todo lo que es divino.
El hombre es Código
La mujer es Evangelio
El Código corrige
El Evangelio perfecciona.
El hombre piensa
La mujer sueña.
El pensar es tener en el cráneo una larva;
Soñar es tener en la frente una aureola.
El hombre es un océano;
La mujer es un lago.
El océano tiene la perla que adorna;
El lago, la poesía que enciende.
El hombre es el águila que vuela,
La mujer es el ruiseñor que canta.
Volar es dominar el espacio
Cantar es conquistar el alma.
El hombre es un Templo;
La mujer es el Santuario.
Delante del Templo nos descubrimos
Delante del Santuario nos arrodillamos.
En fin
El hombre está colocado donde termina la tierra..
La mujer, donde comienza el cielo



HY VỌNG Ở CHÚA

Hãy hy vọng nghe con! Ngày mai, ngày mai nữa
Mãi mãi ngày mai. Hãy tin ở thánh thần!
Hãy hy vọng, khi nhìn thấy bình minh
Hãy cầu nguyện và vui lòng chờ đợi.

Lỗi lầm, con ơi rồi ta chịu tội
Có thể quì trên đầu gối của mình
Thật thành tâm đưa ra lời sám hối
Và ăn năn để Ngài tha tội cho con.

Espoir en dieu

Espère, enfant ! demain ! et puis demain encore !
Et puis toujours demain ! croyons dans l'avenir.
Espère ! et chaque fois que se lève l'aurore,
Soyons là pour prier comme Dieu pour bénir !

Nos fautes, mon pauvre ange, ont causé nos souffrances.
Peut-être qu'en restant bien longtemps à genoux,
Quand il aura béni toutes les innocences,
Puis tous les repentirs, Dieu finira par nous !


Thứ Hai, 29 tháng 5, 2017

Thơ Charles Baudelaire


Charles Pierre Baudelaire (9 tháng 4 năm 1821 – 31 tháng 8 năm 1867) – nhà thơ, nhà văn, nhà phê bình, dịch giả Pháp, một đại diện tiêu biểu của chủ nghĩa suy đồi và chủ nghĩa tượng trưng Pháp. Tác gia cổ điển của văn học Pháp và thế giới.

Tiểu sử:
Charles Baudelaire sinh ở Paris, nơi mà trong suốt cuộc đời ông thay đổi nơi ở 40 lần. Cuộc hôn nhân của bố và mẹ ông được người đời coi là kết quả của một tình yêu cao thượng, vì rằng bố ông lớn hơn mẹ 35 tuổi. Bố ông, François Baudelaire, vốn là một họa sĩ, đã khơi dậy ở đứa con một tình yêu nghệ thuật từ tấm bé – đưa đi thăm những bảo tàng, làm quen với nhiều văn nghệ sĩ, dẫn con đến xưởng vẽ… Năm lên 6 tuổi, Baudelaire mồ côi bố. Nửa năm sau đó, mẹ ông kết hôn với một sĩ quan, ông Jacques Aupick. Baudelaire yêu mẹ nhưng rất ghét bố dượng, quan hệ giữa họ luôn căng thẳng. Việc tái giá của mẹ đã để lại một dấu ấn nặng nề trong tính cách của cậu con trai.

Năm lên 11 tuổi, gia đình chuyển đến Lyon, cậu bé được đi học ở đây. Thời gian này Baudelaire đã cảm thấy yêu thích và say mê văn học. Năm 1836 cả gia đình trở lại Paris, Baudelaire vào học trường cao đẳng Louis-le-Grand. Kể từ thời điểm này, Baudelaire bắt đầu say mê cuộc sống sôi nổi ở các tụ điểm giải trí, dùng chất ma túy, chơi bời với những gái điếm và mắc bệnh giang mai, trở thành nguyên của cái chết của ông sau này. Trước khi tốt nghiệp một năm Baudelaire  bị trường Louis-le-Grand đuổi học. Năm 1841, sau nhiều cố gắng ông cũng được nhận bằng cử nhân luật. Bố dượng khuyên nên theo nghề luật hoặc nghề ngoại giao nhưng Baudelaire quyết tâm theo đuổi nghiệp văn chương. Mẹ ông hiểu rằng đấy là “con đường chết”, là tật xấu ảnh hưởng từ cuộc sống của “khu phố Latinh” nên khuyên ông đi du lịch đến Calcutta, Ấn Độ. Mười tháng trời lênh đênh trên biển, con tàu chỉ mới đến đảo Réunion nằm giữa Ấn Độ dương thì Baudelaire đã thuyết phục người thuyền trưởng sắp xếp cho mình được quay trở lại nước Pháp. Mặc dù không đến Ấn Độ nhưng chuyến đi này đã mang lại cho ông nhiều ấn tượng sâu sắc về vẻ đẹp của miền nhiệt đới, được ông thể hiện trong nhiều tác phẩm của mình.

Năm 1842 Baudelaire được hưởng quyền thừa kế từ bố ruột của mình với số tiền 75.000 franc nhưng ông đã tiêu xài rất hoang phí. Năm 1848 gia đình gửi đơn lên tòa án đề nghị rút lại quyền thừa kế. Tòa quyết định chuyển quyền sang cho người mẹ còn Baudelaire chỉ được chi trả cho những khoản chi tiêu nho nhỏ.

Năm 1846 Baudelaire làm quen với các tác phẩm của nhà văn Mỹ Edgar Poe và say mê đến độ đã nghiên cứu và dịch Edgar Poe trong suốt 17 năm. Những bài thơ đầu tiên in ở các tạp chí trong các năm 1843 – 1844. Giai đoạn từ năm 1852 đến năm 1864 là thời kỳ sáng tạo dồi dào nhất của ông. Năm 1857 ông xuất bản tập thơ Những bông hoa ác (Les Fleurs du Mal) làm xôn xao dư luận, tập thơ bị kết án xúc phạm đạo đức công cộng và thuần phong mỹ tục, bị cắt bỏ 6 bài thơ “thô tục” nhất. Năm 1860 xuất bản tiểu luận Những thiên đường giả tạo (Les Paradis artificiels). Năm 1861 tái bản Những bông hoa ác với một số bài thơ bổ sung. Cũng trong thời kỳ này ông bắt đầu viết những bài thơ văn xuôi lấy tựa đề Nỗi buồn Paris – Những bài thơ văn xuôi nhỏ (Le Spleen de Paris – Petits Poèmes en prose), xuất bản năm 1869.

Năm 1865 Baudelaire đi sang Bỉ và sống ở đấy gần hai năm. Năm 1866, đang ở Bỉ, Baudelaire bị bệnh giang mai hành hạ, gây nên những chứng đau đầu và đau dây thần kinh, mắt lờ đờ, miệng không mở được. Ông được đưa về Paris, nằm ở nhà thương điên, nơi ông qua đời ngày 31 tháng 8 năm 1867.

Tác phẩm chính:
- Những bông hoa ác (Les Fleurs du Mal, 1857)
- Những thiên đường giả tạo (Les Paradis artificiels, 1860)
- Nỗi buồn Paris – Những bài thơ văn xuôi nhỏ (Le Spleen de Paris – Petits Poèmes en prose, 1869)


NHỮNG BÀI THƠ VĂN XUÔI NHỎ

Gửi Arsène Houssaye
(Phần mở đầu)

Bạn thân của tôi, tôi gửi cho anh một tác phẩm nhỏ, mà có thể sẽ không công bằng khi nói rằng nó chẳng có đầu, chẳng có đuôi, bởi vì phần nào cũng có thể dùng xen kẽ hoặc kế tiếp vào các phần khác. Tự anh xem xét để có lợi cho tất cả – cho anh, cho tôi và cho bạn đọc. Chúng ta có thể cắt bớt nơi nào ta muốn: tôi – những ước mơ của mình, anh – xem xét bản thảo, và bạn đọc – sẽ đọc nó; vì rằng tôi không ràng buộc ý muốn của mình cho bạn đọc bằng sợi chỉ không có hồi kết của âm mưu kéo dài. Anh cứ việc cắt đoạn nào bất kỳ – hai mảnh của sự tưởng tượng vòng vo sẽ dễ dàng kết hợp được với nhau. Đem chẻ nó ra làm nhiều phần – và anh sẽ thấy rằng chúng có thể tồn tại một cách riêng rẽ. Với hy vọng rằng một số trong các phần đủ mức sống động để làm anh hài lòng và làm anh vui, tôi mạo muội gửi cho anh toàn bộ con rắn.

Tôi cũng muốn thừa nhận với anh một điều. Khi tôi lật từng trang, không dưới hai mươi lần, cuốn thơ văn xuôi nổi tiếng “Gaspard của đêm” của Aloysius Bertrand (cuốn này anh đã biết, tôi và một số người bạn của ta cũng đã biết, liệu nó có quyền được gọi là cuốn sách nổi tiếng?), tôi nảy ra ý định viết một cái gì đó tương tự, áp dụng sự mô tả cuộc sống hiện đại, chính xác hơn, là cuộc sống hiện đại trong một hình thái trìu tượng hơn, thủ pháp này đã từng được ông áp dụng để mô tả cuộc sống xưa mà đẹp một cách lạ thường.

Ai trong số chúng ta mà không mơ ước, trong thời buổi háo danh này, tạo nên một điều kỳ diệu bằng thơ văn xuôi, thấm đẫm chất nhạc mà không cần nhịp điệu và vần điệu, đủ độ dẻo và sự gồ ghề để thích hợp với những cơn dư chấn trữ tình của tâm hồn, với sự uốn lượn của mơ ước hão huyền, với sự chấn động của ý thức?

Từ những cuộc dạo chơi ở những thành phố lớn, từ sự quan sát vô số quan hệ của con người mà nảy sinh ra lý tưởng ám ảnh này. Và anh, người bạn thân của tôi, có khi nào anh cố gắng đem vào bài hát tiếng rít của người thợ lắp kính và thể hiện trong văn xuôi trữ tình tất cả tâm trạng đau buồn vang lên tận mái nhà, xuyên qua màn sương trải dài trên đường phố?

Nhưng, quả thật, tôi sợ rằng sự đam mê của tôi không đem lại thành công. Ngay vừa khi bắt tay vào làm, tôi đã nhận thấy rằng, tôi không chỉ còn cách xa hình tượng bí ẩn và huy hoàng, mà còn tạo ra một cái gì đấy (nếu có thể gọi như vậy) một cách lạ lùng khác với sự sáng tạo ra nó, – trường hợp với ai cũng được, ngoại trừ tôi, không nghi ngờ, khiến người ta tự mãn, nhưng trong lòng ai nghĩ rằng hạnh phúc lớn nhất của nhà thơ là thực hiện chính xác ý tưởng của mình, chỉ nảy sinh ra một sự khiêm nhường sâu sắc.

Rất thân thiết!
C. B.


I. Ngoại nhân
(L’Étranger)

- Ngươi yêu ai nhất trên đời, hở ngoại nhân, - bố, mẹ, chị gái, em trai?
- Tôi không có cha, không có mẹ, chẳng có chị gái, em trai.
- Thế bạn bè?
- Bạn sử dụng một từ mà ý nghĩa của nó cho đến lúc này tôi vẫn còn chưa hiểu được.
- Thế Tổ quốc?
- Tôi không biết nó nằm ở tọa độ nào.
- Thế cái đẹp?
- Tôi sẵn lòng yêu nó – thánh thần và bất tử.
- Là vàng chăng?
- Tôi ghét nó, giống như bạn căm thù Thượng Đế.
- Thế thì ngươi yêu cái gì, hở ngoại nhân?
- Tôi yêu những đám mây… những đám mây trôi bồng bềnh… ở đằng kia… những đám mây tuyệt diệu!


II. Sự tuyệt vọng của bà già
(Le Désespoir de la vieille)

Một bà già nhỏ bé, nhăn nheo cảm thấy rất vui mừng khi nhìn thấy đứa bé xinh mà ai cũng hân hoan, ai cũng muốn chiều chuộng; đấy là một sinh linh nhỏ nhắn, yếu đuối như bà già, và cũng như bà già, không có răng và không có tóc.

Bà già lại gần đứa bé, mong muốn nở một nụ cười dễ thương với nó.

Nhưng đứa bé kinh hoàng giẫy giụa dưới bàn tay ve vuốt của bà già và nó khóc vang khắp cả căn nhà.

Thế là bà già lùi ra, trở lại với sự cô đơn muôn thuở của bà, bà khóc nức nở trong xó nhà, và nói: “Chao ôi, với ta, những mụ già khốn khổ, đã hết cái thời có thể quyến rũ ngay cả những sinh linh vô tội; ta đã là cho sợ hãi cả những đứa bé con mà ta yêu mến!”


III. Kinh thú nhận của người nghệ sĩ
(Le Confiteor de l’artiste)

Những ngày thu cuối mới thấm đẫm làm sao! Chao ôi! Thấm đẫm đến mức đớn đau, bởi vì có những cảm giác say sưa mà sự mơ hồ của nó không thêm vào sức lực, và không có mũi nhọn nào bén sắc bằng mũi nhọn của sự Vô cùng.

Thật sảng khoái biết bao khi dìm đôi mắt vào khoảng rộng mênh mông của trời và của biển! Sự cô đơn, sự tĩnh lặng, không có gì có thể đem so sánh với sự tinh khiết của thiên thanh! Nhỏ bé một cánh buồm đang run rẩy cuối chân trời trong sự nhỏ nhoi và cách biệt dường như bắt chước sự tồn tại vô phương cứu chữa của tôi, giai điệu của sóng lẻ loi – về tất cả những điều mà tôi tơ tưởng, hoặc là vì chúng tơ tưởng về tôi (vì rằng trong cái không gian rộng lớn của sự mơ màng, “cái tôi” sẽ tan biến rất nhanh); tôi nói rằng chúng đang tơ tưởng nhưng những ý tưởng này tư duy bằng hội họa và âm nhạc mà không phụ thuộc vào những lập luận, những tam đoạn luận hay những suy diễn hẹp hòi.

Tuy nhiên, những suy tưởng này, liệu chúng có xuất phát từ tôi hay xuất phát từ chiều sâu của sự vật mà chẳng mấy chốc sẽ trở nên quá mãnh liệt. Khoái lạc dư thừa sẽ tạo ra một trạng thái bơ phờ và nỗi đau đích thực. Những dây thần kinh căng thẳng quá mức của tôi rung lên những tiếng kêu đớn đau và chua xót. 

Và bây giờ độ sâu của bầu trời làm tôi kinh ngạc, vẻ trong suốt của nó làm tôi bứt rứt. Mặt biển vô hồn, quang cảnh dửng dưng khiến tôi muốn nổi loạn… Chao ôi! Chẳng lẽ phải đau khổ muôn đời hay muôn đời chạy trốn cái đẹp? Hỡi Thiên nhiên, bà phù thủy tàn nhẫn và luôn chiến thắng, xin hãy bỏ lại tôi! Đừng khêu gợi sự ham muốn và lòng kiêu hãnh của tôi! Đi tìm cái đẹp là một trận đấu tay đôi, nơi người nghệ sĩ hét lên một tiếng kêu kinh hoàng trước khi thất thủ.


IV. Anh hề
(Un plaisant)

Năm mới đang tưng bừng, sự hỗn mang của bùn và tuyết, nghìn cỗ xe nườm nượp, lấp lánh đồ chơi và kẹo bánh, đầy ắp sự tham lam và tuyệt vọng, cơn mê sảng chính thống của thành phố lớn có thể làm phiền não ngay cả kẻ sống ẩn dật kiên gan nhất.

Giữa sự bề bộn, huyên náo này có một con lừa chạy bon bon do một người chăn lỗ mãng cầm roi quất tới tấp.

Khi con lừa vừa ghé vào vỉa hè, có một người đàn ông đỏm dáng đeo găng tay, giày bóng loáng, cổ thắt cà vạt, gò bó trong bộ quần áo mới, hắn cúi mình trước con lừa đáng tội, ngả mũ ra và nói: “Chúc một năm mới tốt lành!” – sau đó hắn dương dương tự đắc quay lại những người bạn của mình, dường như tìm kiếm sự đồng tình cho vẻ tự mãn của hắn ta.

Con lừa không để ý đến anh hề dễ thương kia mà tiếp tục chạy với lòng nhiệt thành theo tiếng gọi của bổn phận.

Còn tôi, tôi bỗng nổi cơn tam bành quá đáng với tay lố bịch này, mà theo tôi, hắn đã thể hiện trong mình toàn bộ tinh thần của nước Pháp.
  


VI. Ai cũng có điều ảo tưởng của mình
(Chacun sa chimère)

Dưới bầu trời xám, giữa đồng bằng rộng lớn và bụi bặm, không có đường mòn, không có cỏ, thậm chí không có một cây cúc gai hoặc một bụi tầm ma, tôi đã gặp một đoàn người đi còng lưng xuống.

Mỗi người trong số họ đều mang trên lưng một quái vật khổng lồ, nặng nề, tựa hồ như bao bột mì hoặc bao than đá, hoặc như trang bị của người chiến binh La Mã.

Nhưng con quái vật không phải là một gánh nặng bất động; mà ngược lại, nó ôm choàng lấy những con người bằng cơ bắp săn chắc của mình, nó dùng móng chân bám chắc vào ngực của người mang mình; và cái đầu của nó lắc lư trên vầng trán của người mang, giống như chiếc mũ kinh hoàng mà những chiến binh cổ đại đã dùng để làm cho kẻ thù sợ hãi.

Tôi đã trò chuyện với một người trong số họ và hỏi để xem họ đi về đâu. Người này trả lời rằng điều này thì không một ai biết cả; nhưng có một điều đã rõ, rằng họ đang di chuyển đến một mục đích nào đó, vì rằng có một nhu cầu không thể cưỡng lại trong mọi thời gian đang thúc giục cả đám đông đi về phía trước.

Có điều lạ thật: không một ai trong số những kẻ lữ hành có ý định nổi loạn chống lại con quái vật hung dữ đang bám vào cổ mình và dường như đang gắn chặt vào lưng; khiến cho ta nghĩ rằng, mỗi người đều coi con quái vật kia là một phần không thể tách rời của chính mình. Những gương mặt mệt mỏi và nghiêm túc không tỏ ra một sự tuyệt vọng nào; dưới bầu trời u sầu, họ dìm những đôi chân trong bụi đất, như sa mạc, như bầu trời, họ lê bước chân ngoan ngoãn nghe theo kẻ đã định trước cho họ là phải luôn luôn hy vọng.

Đoàn người đi ngang qua tôi rồi biến mất vào màn khói của đường chân trời, ở đó bề mặt quả đất tròn xoay, giấu mình trước ánh mắt tò mò của con người.

Chỉ trong phút giây, tôi đã cố gắng để giải mã điều bí hiểm này; nhưng ngay sau đó sự thờ ơ không thể cưỡng lại đã bao trùm lấy tôi và tôi cảm thấy mình còn nặng nề hơn những kẻ đã còng lưng dưới gánh nặng vì con quái vật khổng lồ đáng ghét.

           
VIII. Con chó và lọ nước hoa
(Le Chien et le Flacon)

“Con chó dễ thương, con chó đẹp của ta, con cún của ta thân mến, hãy đi lại gần đây và hãy ngửi thứ nước hoa hảo hạng mà ta vừa mua ở ngoài phố đây này”.

Con chó ve vẩy cái đuôi, (tôi nghĩ đó là cử chỉ ở những con vật tội nghiệp này, khi bày tỏ tiếng cười to hay cười mỉm), từ từ bước đến dí cái mũi ướt với vẻ tò mò lên chai nước hoa đã mở nút; sau đó, nó đột ngột lùi lại với vẻ kinh hoàng, nó sủa gầm lên, trong tiếng sủa có vẻ đầy trách móc.

“Ôi! Con chó kia tội nghiệp, giá mà ta cho mi một gói phân thì chắc là mi đã hà hít rất vui mừng, và không chừng ngốn sạch. Thành ra, mi chỉ là kẻ đồng hành tệ bạc trong cuộc đời buồn tẻ của ta thôi, mi giống như một đám người mà đừng bao giờ đưa cho họ những mùi hương tinh tế, những mùi hương đó chỉ làm cho họ khổ, họ chỉ cần những thứ rác rưởi đã được chọn lựa kỹ mà thôi”.



 IX. Người thợ lắp kính tồi
(Le Mauvais Vitrier)

Có những người có đầy đủ suy tưởng nhưng hoàn toàn không có khả năng hành động, tuy nhiên, dưới tác động của một xung lực bí ẩn không rõ ràng nào đấy, họ hành động, đôi khi, rất nhanh chóng mà chính họ cũng không nghĩ rằng là mình có khả năng.

Một người lưỡng lự đứng giẫm chân cả tiếng đồng hồ bên cánh cửa nhà mình mà không muốn bước ra vì nghĩ rằng người làm dịch vụ có thể báo cho mình một tin xấu; một người giữ nửa tháng trời một bức thư mà không mở hoặc nửa năm sau đó làm một việc mà đáng lẽ cần làm cách đấy cả năm – những người như thế, đôi khi đột ngột cảm thấy rằng có một sức mạnh nào đấy không thể cưỡng lại đã thúc giục anh ta hành động, giống như mũi tên bay khỏi cây cung. Các nhà đạo đức và các bác sĩ, những người cần phải biết tất cả cũng không thể giải thích được rằng, từ đâu mà những tâm hồn lười biếng và mẫn cảm này có được một ý chí điên cuồng để hành động, và bằng cách nào họ, những kẻ vốn không có khả năng làm những việc đơn giản và cần thiết nhất, trong một phút chốc lại có thừa sự can đảm để làm những việc vô lý bậy bạ, và thường là những việc nguy hiểm nhất.

Một người bạn của tôi, vốn là một một người mơ mộng hiền lành nhất trên đời, một hôm đã đốt cả khu rừng để xem, theo lời của anh ta, lửa cháy rất dễ dàng như người ta thường nói. Mười lần thí nghiệm thất bại, nhưng lần thứ mười một thì thành công quá mức.

Một người khác hút một điếu xì gà bên thùng thuốc súng – để xem, để biết, để thử thách số phận, để mạo hiểm, để nhận biết vẻ đẹp của sự lo âu – chỉ đơn giản thế thôi, vì tính khí thất thời, vì biếng nhác.

Đấy là một dạng năng lượng sinh ra từ sự buồn chán và mơ mộng; và những ai mang nó trong mình, thường là những người, như đã nói, biếng nhác và mơ mộng nhất.

Một người nhút nhát đến mức, thường đưa mắt nhìn xuống trước ánh mắt mọi người, người này phải tập trung tất cả ý chí yếu ớt của mình để ghé vào quán cà phê hoặc đi vào cửa soát vé của nhà hát, nơi mà những người soát vé làm anh ta nhớ đến vẻ kiêu hùng của Minos, Aeacus và Rhadamanthus – người như thế sẽ đột ngột ôm lấy cổ của một ông già đi bên cạnh anh ta và hôn người này một cách vồ vập trước ánh mắt kinh ngạc của đám đông.

Tại vì sao? Là tại vì… là tại vì gương mặt của người này đối với anh ta là vô cùng xinh đẹp? Tuy nhiên, có thể nói chính xác hơn rằng, anh ta tự mình cũng không biết được tại vì sao.

Tôi không chỉ một lần từng là nạn nhân của những cơn, những trận như thế, cho phép chúng ta tin rằng có những con quỉ dữ vẫn ngự trị trong ta, bắt buộc ta thực hiện những mong muốn vô lý của chúng một cách vô thức.

Một buổi sáng nọ tôi thức giấc – ủ rũ, buồn, mệt mỏi vì sự biếng nhác – và có một cái gì đó, dường như thúc giục tôi thực hiện một hành động vĩ đại, một chiến công; tôi mở cửa sổ… và than ôi!

(Xin vui lòng để ý một điều, rằng tâm trạng thần bí này xuất hiện ở một số người không phải do kết quả công việc hoặc sự kết hợp hoàn cảnh mà là do cảm hứng bất ngờ, rất giống với, dù chỉ là cơn nóng của đam mê, mà theo ý kiến của các bác sĩ – là chứng cuồng loạn, còn theo ý kiến của những người suy nghĩ sâu sắc hơn các bác sĩ – là chứng quỉ Sa tăng, nó xô đẩy ta mà không cho đề kháng, để làm một loạt các hành động nguy hiểm hoặc không đứng đắn).

Người đầu tiên mà tôi nhìn thấy trên đường phố là một người thợ lắp kính mà tiếng kêu khó chịu của người này đến tai tôi xuyên qua bầu khí quyển của Paris nặng nề và dơ bẩn. Tuy vậy, tôi không thể nói được rằng, tại vì sao tôi lại căm ghét kẻ tội nghiệp này một cách đột ngột và dữ dằn đến thế.

Ê! Ê! – tôi gọi để anh ta đi lên. Nhưng tôi không phải là không vui mừng, khi nghĩ rằng phòng của tôi ở trên tầng sáu, mà cầu thang thì bé tí xíu, anh ta sẽ không dễ dàng khi đi lên, có thể ở nhiều chỗ ngoặt anh ta sẽ làm sứt mẻ món hàng dễ vỡ của mình.

Cuối cùng anh ta xuất hiện; tôi tò mò xem xét các tấm kính và nói: “Sao lại thế? Anh không có kính màu à? kính màu hồng, màu đỏ, xanh da trời, kính mầu nhiệm như thiên đàng ở trên trời? Anh không thấy xấu hổ sao? Anh dám đi khắp các khu phố nghèo mà thậm chí không có những tấm kính để khi nhìn vào sẽ thấy cuộc đời tuyệt đẹp! Và tôi đẩy mạnh anh ta ra cầu thang, anh ta vừa đi xuống vừa làu bàu trách móc.  

Tôi chạy ra ban công và cầm lấy một chậu hoa nhỏ, khi anh ta vừa xuất hiện trước cửa ra vào của tòa nhà, tôi ném cả chậu hoa vào lưng anh ta; anh ta ngã nhào và đè làm vỡ hết tất cả mớ tài sản nghèo khó của mình, một tiếng vang rầm, tựa hồ như một cung điện pha lê bị sét đánh.

Và, say sưa với sự điên rồ của mình, tôi hét lên với anh ta trong giận dữ: “Cuộc đời vẫn đẹp sao! Cuộc đời vẫn đẹp sao!”

Những câu đùa tâm thần này không phải là không có rủi ro, và nhiều khi phải trả giá đắt. Nhưng sự nguyền rủa muôn đời có nghĩa gì đối với những ai chỉ trong một phút giây có được một niềm vui vô tận.


X. Lúc một giờ đêm
(À une heure du matin)

Cuối cùng thì cũng được còn lại một mình! Chỉ thỉnh thoảng có tiếng xe ngựa từ đường phố vọng vào, mệt mỏi và muộn màng trong đêm vắng. Phía trước vẫn còn mấy giờ yên lặng, nếu không gọi là yên ổn. Cuối cùng thì! Sự bạo hành của những gương mặt người đã biến mất, tôi có thể chịu đau khổ chỉ vì chính mình.

Cuối cùng thì tôi cho phép mình nghỉ yên, đắm chìm vào bóng tối! Việc đầu tiên, xoay khóa hai vòng lại. Tôi ngỡ rằng điều này làm tăng sự cô đơn của tôi, củng cố cái hàng rào ngăn cách tôi với thế giới bên ngoài.

Cuộc sống khủng khiếp! Thành phố khủng khiếp! Hãy nhớ lại ngày hôm nay: nhìn thấy rất nhiều người viết lách, một người trong số họ hỏi tôi rằng có thể đi đến nước Nga bằng đường bộ không (dĩ nhiên, anh ta nghĩ rằng nước Nga là một hòn đảo); tranh luận nảy lửa với một biên tập của tạp chí, người mà hễ ai phản đối đều trả lời: “Đấy là ý kiến của tất cả những người đàng hoàng” – thế thì có khác gì nói rằng tất cả những tờ báo khác được viết bởi những kẻ lưu manh; gặp gỡ chào mừng với hai chục người, trong số này có mười lăm người tôi chưa từng quen biết; bắt tay thân mật, theo tỷ lệ, thậm chí không quan tâm trước đến việc đeo găng tay; đi thăm, để giết thời gian khi trời mưa lớn, một cô nàng, người nhờ tôi nghĩ giùm trang phục Vệ nữ cho nàng; nịnh thần một giám đốc nhà hát, người đã đuổi tôi ra với những lời: “Anh sẽ làm tốt, nếu đến gặp ông Z,; đấy là nhân vật nặng ký nhất, ngu ngốc nhất và nổi tiếng nhất trong số các tác giả của tôi; làm việc với ông ấy, có thể anh sẽ đạt được điều gì đấy. Hãy đến với ông ấy, rồi sau đó chúng tôi sẽ xem”; khoe khoang bản thân mình bằng một loạt các hành động bỉ ổi mà tôi chưa từng làm bao giờ, và hèn nhát từ chối những sai phạm khác mà tôi đã từng vui vẻ thực hiện – những hành động kiêu căng phách lối, tội chống lại dư luận xã hội; từ chối giúp người bạn một việc cỏn con và viết lời bình cho một tay vô lại; chao! dường như đấy là tất cả?

Không hài lòng với tất cả và không hài lòng với bản thân mình, tôi muốn được chuộc lại những lỗi lầm của mình và được sảng khoái lên trong sự cô độc và câm nín của đêm. Ôi, linh hồn của những kẻ mà tôi đã từng yêu, linh hồn của những kẻ mà tôi đã từng ca tụng, xin hãy giữ gìn tôi, hãy ủng hộ tôi, hãy đưa tôi tránh xa sự gian dối, sự suy đồi của thế giới; và Ngài, ôi Thiên Chúa! xin hãy ban cho con ân huệ để con viết những bài thơ hay, để thuyết phục con điều này, rằng con không phải là kẻ cuối cùng giữa mọi người, và rằng con chẳng hề thấp kém hơn tất cả những ai mà con khinh bỉ!


XVI. Đồng hồ
(L’horloge)

Người Trung Hoa xem thời gian qua đôi mắt của mèo.

Một ngày nọ, một nhà truyền giáo, đi bộ trong vùng ngoại ô của thành phố Nam Kinh, nhận ra mình đã bỏ quên chiếc đồng hồ ở nhà, và ông đã hỏi một cậu bé để biết mấy giờ.

Lúc đầu cậu bé từ Đế chế Trung Hoa do dự, nhưng sau đó, bình tâm ổn trí lại cậu trả lời: “Tôi sẽ nói với ông”. Một lát sau, cậu xuất hiện trở lại với một con mèo lớn trong tay mình, và cậu nhìn, như người ta thường nói, nhìn thẳng vào trong mắt, rồi cậu khẳng định không chút nghi ngờ: “Bây giờ là gần giữa trưa”. Và điều đó là chính xác.

Khi tôi nghiêng mình trước nàng Feline xinh đẹp, cái tên này hợp với nàng – đấy là vẻ đẹp của giới tính mình, là niềm kiêu hãnh của trái tim và là mùi hương thơm ngát cho cõi lòng tôi, dù đó là đêm hoặc ngày, dưới ánh sáng đủ đầy hoặc trong bóng đêm mờ mịt, nhìn sâu vào đôi mắt xinh đẹp tôi luôn nhìn thấy rõ ràng một thời gian, một giờ vô lượng, trang trọng và mênh mông như khoảng không mà không phân chia ra những giây những phút, không đo đếm bằng đồng hồ cơ học, nó nhẹ nhàng như tiếng lòng thổn thức và nhanh như một ánh mắt nhìn.

Và nếu như có một kẻ gian hùng nào đấy đến để làm phiền tôi, khi ánh mắt của tôi đang nghỉ ngơi trên mặt chiếc đồng hồ kỳ diệu này, nếu như một Thiên tài nào đấy cố chấp và bất lịch sự, nếu như một Quỷ sứ không mời mà đến đã hỏi tôi: “Ngươi làm gì mà nhìn chằm chặp thế kia? Ngươi đi tìm gì ở trong đôi mắt kia? Ngươi có nhìn thấy ở đó giờ, hở con người trần, kẻ lười biếng, hoang đàng?” – thì tôi sẽ trả lời không một chút phân vân: “Vâng, tôi nhìn thấy ở đó giờ, và giờ này – là cả cõi Vĩnh hằng!”

Có phải thế không, thưa cô nàng, bài thơ tình này quả thực xứng với em và cũng tình tứ y như là em vậy? Trên thực tế, tôi có nhiều niềm vui vô kể khi tôi ngồi viết những dòng này nên tôi không hề đòi hỏi chút gì đáp trả từ em cả.



XVII. Một nửa thế giới trong mái tóc
(Un hémisphère dans une chevelure)

Hãy cho phép anh hít vào thật lâu mùi hương của mái tóc em, dìm gương mặt của mình trong trong mái tóc, giống như kẻ lữ hành trong cơn khát đang cúi xuống mạch nước nguồn và vẫy vẫy chúng như một chiếc khăn đượm mùi hương, để cho kỷ niệm rơi vãi lung tung ra giữa bầu không khí.

Giá mà em biết ra tất cả những gì anh đang nhìn thấy! tất cả những gì anh cảm thấy! tất cả những gì anh nghe ra trong mái tóc của em! Linh hồn của anh lang thang giữa những mùi hương, giống như linh hồn của những người khác lang thang trong tiếng nhạc.

Mái tóc của em gợi ra những điều mơ ước mà trong đó có những cánh buồm, những cột buồm và biển cả mênh mông, nơi có những cơn gió mùa mang anh về những miền đất kỳ diệu, nơi không gian xanh hơn và sâu hơn, nơi không khí thơm ngát mùi hương của trái cây, của lá và của da thịt con người.

Trong đại dương của mái tóc em, anh mơ màng thấy một bến cảng xa xôi tràn ngập những bài hát u hoài, những chàng trai mạnh mẽ đến từ mọi quốc gia và những con tàu đủ kiểu, những đường nét muôn hình muôn vẻ dưới bầu trời rộng mở, nơi mùa hè muôn thuở. 

Khi vuốt ve mái tóc của em, anh lại nhớ về vẻ mệt mỏi dài lâu khi nằm trên đi văng trong buồng ngủ của một con tàu đẹp, vẻ dập dờn vì sóng nước giữa những chậu hoa, giữa những bình nước mát. 

Trong vẻ oi nồng của mái tóc em, anh hít thở mùi thuốc lá trộn với thuốc phiện và đường; trong màn đêm của mái tóc em anh thấy ánh lên sự vô tận của màu thiên thanh miền nhiệt đới; còn trên những bờ mềm mại của mái tóc em, anh đắm chìm trong mùi hương hỗn hợp của nhựa thông, của dầu dừa và của xạ hương.

Hãy để anh cắn thật lâu mái tóc đen dài và nặng của em. Khi anh gặm những sợi tóc của em, dẻo dai và ngang bướng, anh ngỡ rằng mình đang ăn kỷ niệm.


XXXIII. Hãy say!
(Enivrez-vous)

Luôn luôn cần phải say. Trong điều này là tất cả: đó là nhiệm vụ duy nhất. Để không cảm thấy gánh nặng khủng khiếp của Thời gian đang đè nặng trên vai bạn, làm bạn cúi gập xuống đất, cần phải không ngừng say.

Nhưng say bằng gì? Say bằng rượu vang, bằng thơ ca hay là sự thật – bằng cái gì cũng được. Nhưng hãy say!

Và nếu đôi khi, trên bậc thềm của một cung điện, trên bãi cỏ xanh bên bờ mương, trong sự cô đơn ảm đạm của căn phòng, khi thức dậy bạn cảm thấy rằng cơn say đã dịu đi hoặc đã không còn nữa thì bạn hãy đi hỏi gió, hỏi sóng, hỏi những con chim, hỏi những vì sao, hỏi chiếc đồng hồ, hỏi tất cả những gì đang chạy, hỏi tất cả những gì đang rên rỉ, hỏi tất cả những gì đang chuyển động, tất cả những gì đang hát, tất cả những gì đang nói – và hãy hỏi mấy giờ rồi; và gió, sóng, những con chim, những vì sao và đồng hồ sẽ trả lời cho bạn: “Đây là lúc say! Để không trở thành nô lệ của Thời gian, hãy say, hãy say sưa không ngừng! Say bằng rượu vang, bằng thơ ca hay bằng sự thật – bằng cái gì cũng được”.


XXXV. Những ô cửa sổ
(Les Fenêtres)

Người nào nhìn từ đường phố vào ô cửa sổ mở toang sẽ thấy ít hơn nhiều so với người nhìn vào ô cửa sổ đóng kín. Không có cảnh tượng nào sâu sắc hơn, bí ẩn hơn, thích hợp hơn, mờ ảo hơn, rực rỡ hơn so với ô cửa sổ được thắp nến bên trong. Những gì có thể nhìn thấy dưới ánh mặt trời luôn ít thú vị hơn so với những gì xảy ra phía sau mặt kính của ô cửa sổ. Ở đó, trong bề sâu tối tăm hay sáng tỏ đang sống một cuộc đời, đang mơ ước một cuộc đời và một cuộc đời đang đau khổ.

Ở đó, dưới những mái lờ mờ, tôi thường nhìn thấy một người phụ nữ tuổi trung niên đã có những nếp nhăn, ăn mặc tuềnh toàng, luôn cúi xuống nhìn một cái gì đó và không bao giờ ra khỏi nhà. Qua nét mặt của nàng, qua bộ áo quần, qua sự di chuyển, qua những điều vặt vãnh, tôi dựng lên một câu chuyện về nàng, chính xác hơn, là một truyền thuyết, mà đôi khi tôi kể cho mình thì trên đôi mắt của tôi lại trào ra những dòng nước mắt.

Giá mà tôi đã nhìn thấy trong ô cửa kia một ông già tội nghiệp, thì tôi đã có thể kể câu chuyện một cách dễ dàng.

Và tôi đi ngủ, tôi tự hào với ý nghĩ rằng, mình đã sống, đã khổ đau trong người khác, hơn trong chính bản thân mình.

Và có thể, bạn sẽ hỏi tôi rằng: “Liệu anh có tin rằng truyền thuyết của anh là sự thật?” Nhưng quan trọng gì cái thực tại ở bên ngoài tôi, nếu như nó giúp tôi sống và cảm nhận rằng tôi tồn tại và tôi là ai?


XXXVI. Khát khao thể hiện
(Le Désir de peindre)

Có thể là một người bất hạnh, nhưng là một nghệ sĩ hạnh phúc với khao khát của mình!

Tôi khát khao thể hiện một nàng mà hiếm khi xuất hiện trước mắt tôi và ra đi nhanh chóng, tựa hồ như một quang cảnh đẹp, thấp thoáng phút chốc trước mắt kẻ du hành rồi biến vào đêm. Đã bao nhiêu thời gian, kể từ ngày nàng biến mất!

Nàng xinh đẹp, và trên cả tuyệt vời: nàng gây sửng sốt. Màu sắc của nàng là màu đen, đấy là tất cả những gì truyền cảm hứng cho nàng, thể hiện chiều sâu và vẻ u ám của đêm. Đôi mắt của nàng là hai hang động tối tăm, nơi xuất phát những điều bí ẩn mơ hồ thấp thoáng, ánh nhìn của nàng giống như tia chớp đang lấp lánh; đấy là sự bùng phát của ánh sáng giữa bóng đêm.

Giá mà tôi được so sánh nàng với một mặt trời đen, giá mà tôi có thể hình dung ra một tinh cầu đen đang rót ra ánh sáng và niềm hạnh phúc. Nhưng có lẽ nàng gợi ra ý nghĩ về mặt trăng, mà không nghi ngờ, đã trao cho nàng quyền lực định mệnh của mình; nhưng không phải mặt trăng tái nhợt điền viên giống như một cô dâu lạnh lùng, mà là mặt trăng nham hiểm và say mê mẩn đang nhìn từ trong sâu thẳm của đêm giông xuyên qua những đám mây đang chạy nhanh; không phải mặt trăng tĩnh lặng và dịu êm đang canh giấc nồng cho những người ngoạn đạo, mà là mặt trăng bị đuổi từ trời xanh, bị đánh bại và lại nổi khùng, cùng với nó là những phù thủy Thessalian đang nhảy múa trên bãi cỏ vì sợ hãi đang dần chết.

Trên vầng trán thấp của nàng có một sự kiên gan và khát khao nô dịch. Nhưng trên gương mặt không yên này, nơi hai lỗ mũi đung đưa thở ra một mùi hương lạ lùng không thể tả, cái miệng của nàng cười to hết cỡ, màu trắng và màu đỏ của cái miệng này cho phép nghĩ về một bông hoa đẹp lạ kỳ nở trong đất núi lửa.

Có những người phụ nữ gợi ra niềm khát khao chinh phục họ và thưởng thức họ; nhưng có để làm gì, tôi chỉ muốn được chết từ từ dưới ánh mắt của nàng say đắm.


XXXVIII. Đâu là người thật?
(Laquelle est la vraie?)

Tôi từng quen biết với một cô gái có tên là Benedicta, người cứ ngỡ như là sự thể hiện của lý tưởng, người có đôi mắt khiêu gợi lòng khát khao hướng tới sự vĩ đại, vẻ đẹp, sự nổi tiếng và tất cả những gì buộc người ta tin vào sự bất tử.

Nhưng cô gái kỳ diệu này là quá đẹp, để mà sống được lâu; và nàng đã chết chỉ mấy ngày sau khi tôi làm quen với nàng, và tôi đã chôn nàng trong một ngày, khi mà mùa xuân vẫy lư hương của mình vào nghĩa trang. Tôi chôn nàng vào đất trong chiếc quan tài bằng gỗ thơm và không thể mục, giống như cái rương của người Ấn Độ.

Và khi đôi mắt của tôi vẫn còn chăm chú nhìn vào nơi mà tôi chôn kho báu của mình, thì bỗng nhiên tôi nhìn thấy một người phụ nữ nhỏ nhắn, rất giống với người vừa qua đời; người này dẫm đôi chân trên đất còn tươi, với một vẻ cuồng loạn và khó hiểu, vừa cười to vừa nói: “Đây là tôi, là Benedicta chân chính! Đây là tôi, kẻ vô lại nổi tiếng! Và để trừng phạt sự điên rồ của ngươi, sự mù quáng của ngươi, ngươi sẽ yêu tôi như là tôi vốn có!”

Nhưng tôi đã giận dữ trả lời: “Không! Không! Không thể!” Và để làm tăng thêm sự từ chối của mình, tôi dùng chân đạp một cách điên cuồng vào đất, làm cho người vừa chết biến ngay vào ngôi mộ đất còn tươi rói, và giống như một con sói bị sa vào bẫy, tôi bị trói, có thể là mãi mãi, vào ngôi mộ của Lý tưởng!


XL. Gương
(Le Miroir)

Một người đàn ông xấu xí bước vào và soi gương.

“Anh soi gương mà làm gì, nếu như những gì anh nhìn thấy trong gương sẽ khiến anh không hài lòng?”

Người đàn ông xấu xí trả lời tôi: - “Thưa ông, theo những nguyên tắc bất tử năm 1789, thì tất cả mọi người đều có quyền bình đẳng; thế cho nên, tôi có quyền soi gương, còn chuyện hài lòng hay không hài lòng thì xin hãy để cho lương tâm của tôi tự quyết định”.  

Theo lẽ thường, thì tất nhiên là tôi đúng; nhưng theo quan điểm của luật pháp thì người ấy cũng không sai.


XLIV. Súp và những đám mây
(La Soupe et les Nuages)

Cô người yêu bé nhỏ và gàn dở của tôi cho tôi ăn bữa tối, qua ô cửa sổ mở toang của nhà ăn tôi nhìn thấy những kiến trúc di chuyển bồng bềnh do Thiên Chúa tạo nên từ sương khói – những công trình tuyệt vời và khó mà cảm nhận. Tôi tự nói với mình, khi đắm chìm trong suy tưởng: “Những ảo cảnh lạ lùng này cũng tuyệt vời như đôi mắt người yêu dấu của tôi, đôi mắt màu xanh da trời của con quái vật bé bỏng”.

Và bỗng nhiên có một cú đấm vào lưng tôi rất mạnh, tôi nghe một giọng nói vừa khàn khàn, vừa quyến rũ, vẻ giận dữ chắc là vì rượu, giọng nói người dấu yêu bé bỏng của tôi: “Rồi anh sẽ được ăn xúp của mình trong những ngày sắp tới đây thôi, tay lừa đảo… kẻ buôn mây?”


XLV. Phòng tập bắn và nghĩa trang
(Le Tir et le Cimetière)

“Quán rượu nhìn ra nghĩa trang” – “Bảng hiệu rất lạ lùng – người lữ hành nói – nhưng mà rất phù hợp để ta dìm đi cơn khát. Dường như chủ nhân của quán này đánh giá cao Horatius và các nhà thơ thuộc trường phái Epicurus. Có thể, ông ta cũng biết rõ sự tinh tế sâu sắc của người Ai Cập cổ đại, những người mà ở những quán rượu nổi tiếng đều treo bộ xương, hoặc những biểu tượng khác, thể hiện sự ngắn ngủi của cuộc đời”.

Và ông ta vào quán, uống một cốc bia, nhìn những ngôi mộ qua cửa sổ, và chậm rãi hút điếu xì gà. Sau đó ông ta nảy ra ý tưởng ghé vào nghĩa trang, nơi cây cỏ mọc lên cao và mặt trời sáng tỏ.

Trên thực tế, ánh sáng và hơi nóng đang nổi cơn thịnh nộ làm cho ta có thể nghĩ rằng mặt trời say đang mở hết cái miệng của mình trên tấm thảm được làm từ những bông hoa đẹp sống bằng sự phân rã. Tiếng xào xạc mênh mông của cuộc đời làm đầy bầu không khí – những cuộc đời của vô vàn những sinh linh bé nhỏ – bị ngắt quãng bởi những tiếng súng ở phòng tập bắn gần đó, những tiếng vang giống như tiếng mở nút chai sâm banh, giữa tiếng rì rầm của giàn hợp xướng đang dần lặng.

Và thế, dưới ánh mặt trời nóng làm chảy não, trong bầu không khí có mùi hương gay gắt của Thần chết, ông nghe một giọng nói từ ngôi mộ mà ông đang ngồi. Giọng nói như vầy: “Chết tiệt những mục tiêu và những khẩu súng của các người, những kẻ sống không yên ổn, các người quá ít quan tâm đến những người không còn sống và sự yên nghỉ của họ trên trời! Chết tiệt những tham vọng, những tính toán của các người, những kẻ thiếu kiên nhẫn, những kẻ đang học nghệ thuật giết chóc ở gần thánh đường Thần chết! Giá mà các người biết được rằng để giành được chiến thắng quả thật dễ dàng, để đạt được mục đích quả thật dễ dàng và tất cả đều hư không, ngoại trừ Cái chết, thì các ngươi đã không vắt kiệt sức, những kẻ cần cù, sống động, thì các người đã không thường xuyên làm phiền đến giấc ngủ của những người đã từ lâu tìm ra Mục đích của mình, mục đích duy nhất, mục đích chân thật của cuộc đời đáng ghét!”


XLVIII. Đi đâu cũng được, miễn là thoát khỏi thế giới này
(Anywhere out of the world – N’importe où hors du monde)

Cuộc đời này là một bệnh viện, nơi mà mỗi bệnh nhân rất mong muốn được thay đổi giường. Ai đó mong được nằm bên cạnh bếp lò; còn ai kia lại tin rằng mình sẽ khỏi bệnh bên ô cửa sổ.

Tôi nghĩ rằng, tôi sẽ luôn cảm thấy thoải mái ở nơi mà tôi không có mặt, và vấn đề chuyển dịch đi đâu – đấy là điều mà tôi không ngừng thảo luận với linh hồn của tôi.

“Hãy nói ta nghe, hỡi linh hồn của ta, linh hồn lạnh lẽo của ta, mi có nghĩ là mi sẽ sống được ở Lisboa? Ở đó ấm áp và mi sẽ được sưởi ấm như một con thằn lằn. Thành phố này nằm bên bờ biển xanh, người ta nói rằng nó được xây bằng đá cẩm thạch, và rằng người dân ở đó không hề ưa thảm thực vật nên họ đã chặt hết cây. Phong cảnh này chắc là sẽ làm cho mi thích thú, – ánh sáng và đá, và nước, nơi phản ánh những thứ này!”

Linh hồn của tôi không trả lời.

“Mi vốn ưa tĩnh lặng với phong cảnh đổi thay, vậy thì mi có thích sống ở Hà Lan, đấy là xứ rất dễ thương? Có thể, mi sẽ vui mừng ở vùng đất có những hình ảnh sẽ làm cho mi ngưỡng mộ trong các bảo tàng. Mi nghĩ gì về Rotterdam, mi vốn là kẻ ưa rừng cột buồm và những con tàu neo đậu dưới chân nhà ở?”

Linh hồn của tôi vẫn không trả lời gì cả.

“Hay là Batavia quyến rũ mi hơn? Ở đó ta sẽ tìm thấy linh hồn của châu Âu kết hợp với vẻ đẹp của miền nhiệt đới”.

Không một lời nào cả. Linh hồn của tôi đã chết rồi chăng?

“Hay là mi đã đạt đến trạng thái hôn mê mà chỉ trong nỗi đau đớn của mình mới tìm ra hạnh phúc? Nếu vậy thì ta hãy chạy trốn về xứ sở giống như là vương quốc Cái chết. Quyết định chưa, hở linh hồn tội nghiệp của ta! Chúng ta sẽ đi về Tornio. Và xa hơn – tận điểm cuối của vùng Baltic, và xa hơn nữa thoát khỏi cuộc đời, nếu như có thể – tới vùng cực. Ở đó mặt trời lướt xéo qua trái đất, sự luân phiên chậm chạp của bóng tối và ánh sáng làm ngăn cản sự đa dạng và sự đơn điệu tăng lên, kéo gần tới sự hư không. Ở đó ta sẽ được tắm mình rất lâu trong bóng tối, và để cho ta vui vẻ, hoàng hôn phương bắc không ngừng gửi cho ta những chùm tia màu hồng, giống như sự phản ánh của pháo hoa từ địa ngục!”

Cuối cùng thì linh hồn tôi cũng nổ bùng và thét lên với tôi những lời, quả thực khôn ngoan: “Không quan trọng nơi nào! Không quan trọng đi đâu, miễn là thoát khỏi thế giới này!”


Lời bạt
(Épilogue)

Với con tim nhẹ nhàng ta leo lên ngọn núi
Nhìn thành phố, với vẻ bao quát đủ đầy
Bệnh viện, nhà thổ, địa ngục và tĩnh thổ

Và những nhà tù, tội lỗi nở như hoa
Hỡi quỉ Satan, chúa tể nỗi buồn ta
Ta không lên để mà khóc vô ích

Nhưng như kẻ phóng đãng yêu gái giang hồ
Ta vội vã  lao vào vòng tay con điếm
Với lửa tình địa ngục quyến rũ ta

Trong giờ khắc cả thành phố đắm chìm
Trong giấc ngủ, buổi bình minh lạnh lẽo
Hoặc giữa màu vàng rộm buổi hoàng hôn

Ta yêu lắm ổ gian phi trộm cướp
Và gái giang hồ, cho ta những niềm vui
Mà những kẻ phàm phu không có được.
______________
*Tác phẩm này có 52 phần (50 phần đánh dấu từ 1 đến 50 cộng với lời mở đầu và lời bạt), chúng tôi chỉ mới dịch được 20 phần.