René Char (14 tháng 6 năm 1907 – 19 tháng 2 năm 1988) là một trong những nhà thơ trữ tình lớn nhất của Pháp thế kỷ XX.
Tiểu sử:
René Char sinh ở L'Isle-sur-la-Sorgue, Vaucluse. Năm 1929 làm quen với André Breton, Paul Éluard và một số nhà thơ phái Siêu thực khác, in thơ ở tạp chí “Chủ nghĩa Siêu thực phục vụ cách mạng”, trở thành một nhà thơ nổi tiếng từ thời kỳ này. Từ năm 1935 không tham gia những hoạt động của phái nhưng vẫn giữ quan hệ với những người bạn cũ.
Những năm 1941 – 1945 René Char tham gia chiến đấu chống phát xít. Ký ức về những năm tháng chiến đấu được thể hiện trong nhiều tập thơ và văn xuôi. Tập thơ “Giận dữ và bí mật” xuất bản năm 1948 được Albert Camus gọi là “một hiện tượng dị thường của thơ ca Pháp sau “Cảm giác” của Arthur Rimbaud và “Rượu” của Guillaume Apollinaire.
Những năm cuối cuộc đời René Char về sống trong trang trại của mình ở Provence. Năm 1955 gặp nhà triết học Martin Heidegger ở Paris. Trở về Provence, Char tổ chức các cuộc hội thảo về triết học của Martin Heidegger ở Provence. Martin Heidegger viết tặng René Char một tập thơ và thường xuyên nhắc đến thơ của René Char trong các tác phẩm của mình.
Ngoài thơ, René Char còn là tác giả của nhiều tập sách danh ngôn nổi tiếng. Ông được tặng thưởng nhiều huân chương của nước Pháp. Một giải thưởng dành cho các nhà thơ trẻ nước Pháp mang tên ông. Ở L'Isle-sur-la-Sorgue có bảo tàng René Char.
Tác phẩm:
*Arsenal (1929).
*Ralentir Travaux (1930 - in cùng André Breton và Paul Eluard).
*Artine (1930).
*Le marteau sans maître (1934).
*Seuls demeurent (1943).
*le Poème pulvérisé (1945).
*Feuillets d'Hypnos (1946).
*Fureur et mystère (1948).
*Les Matinaux (1950).
*A une sérénité crispée (1951).
*Recherche de la base et du sommet (1955).
*La Parole en archipel (1962).
*Dans la pluie giboyeuse (1968).
*Le Nu perdu (1971).
*Aromates chasseurs (1976).
*Chants de la Balandrane (1977).
*Fenêtres dormantes et porte sur le toit (1979).
*Les voisinages de Van Gogh (1985).
*Éloge d'une soupçonnée (1988).
*Œuvres complètes (Tuyển tập tác phẩm in năm 1983, Jean Roudaut viết lời giới thiệu)
René Char sinh ở L'Isle-sur-la-Sorgue, Vaucluse. Năm 1929 làm quen với André Breton, Paul Éluard và một số nhà thơ phái Siêu thực khác, in thơ ở tạp chí “Chủ nghĩa Siêu thực phục vụ cách mạng”, trở thành một nhà thơ nổi tiếng từ thời kỳ này. Từ năm 1935 không tham gia những hoạt động của phái nhưng vẫn giữ quan hệ với những người bạn cũ.
Những năm 1941 – 1945 René Char tham gia chiến đấu chống phát xít. Ký ức về những năm tháng chiến đấu được thể hiện trong nhiều tập thơ và văn xuôi. Tập thơ “Giận dữ và bí mật” xuất bản năm 1948 được Albert Camus gọi là “một hiện tượng dị thường của thơ ca Pháp sau “Cảm giác” của Arthur Rimbaud và “Rượu” của Guillaume Apollinaire.
Những năm cuối cuộc đời René Char về sống trong trang trại của mình ở Provence. Năm 1955 gặp nhà triết học Martin Heidegger ở Paris. Trở về Provence, Char tổ chức các cuộc hội thảo về triết học của Martin Heidegger ở Provence. Martin Heidegger viết tặng René Char một tập thơ và thường xuyên nhắc đến thơ của René Char trong các tác phẩm của mình.
Ngoài thơ, René Char còn là tác giả của nhiều tập sách danh ngôn nổi tiếng. Ông được tặng thưởng nhiều huân chương của nước Pháp. Một giải thưởng dành cho các nhà thơ trẻ nước Pháp mang tên ông. Ở L'Isle-sur-la-Sorgue có bảo tàng René Char.
Tác phẩm:
*Arsenal (1929).
*Ralentir Travaux (1930 - in cùng André Breton và Paul Eluard).
*Artine (1930).
*Le marteau sans maître (1934).
*Seuls demeurent (1943).
*le Poème pulvérisé (1945).
*Feuillets d'Hypnos (1946).
*Fureur et mystère (1948).
*Les Matinaux (1950).
*A une sérénité crispée (1951).
*Recherche de la base et du sommet (1955).
*La Parole en archipel (1962).
*Dans la pluie giboyeuse (1968).
*Le Nu perdu (1971).
*Aromates chasseurs (1976).
*Chants de la Balandrane (1977).
*Fenêtres dormantes et porte sur le toit (1979).
*Les voisinages de Van Gogh (1985).
*Éloge d'une soupçonnée (1988).
*Œuvres complètes (Tuyển tập tác phẩm in năm 1983, Jean Roudaut viết lời giới thiệu)
SỰ AN ỦI
(Allégeance)
Tình yêu của tôi thơ thẩn trên đường phố. Chẳng lẽ còn ý nghĩa đi về đâu trong sự lựa chọn con đường? Đã lìa đứt sợi chỉ của thời gian. Giờ đã không còn là tình yêu tôi nữa mà mỗi người đều có thể chuyện trò. Tình đã quên tất cả, tình đã chẳng nhớ ra, ai đã trao cho tình linh hồn ngày đó.
Tình bây giờ đi tìm người như thế trong sự hứa hẹn của những ánh mắt nhìn. Tình xuyên qua không gian mà sự thủy chung của tôi vẫn giữ gìn. Tình vẽ ra hy vọng rồi xóa đi niềm hy vọng thật vô tâm. Tình trăm trận trăm thắng không tham dự vào những chiến công.
Tôi vẫn sống trong sâu thẳm của tình, giống như mảnh vỡ hạnh phúc của con tàu bị chìm. Tình không biết rằng sự cô đơn của tôi trở thành sự giàu có của tình. Trên đường kinh tuyến mênh mông, nơi đánh dấu sự thăng hoa của tình, tự do của tôi làm cho tình đổ vỡ.
Tình yêu của tôi thơ thẩn trên đường phố. Chẳng lẽ còn ý nghĩa đi về đâu trong sự lựa chọn con đường? Đã lìa đứt sợi chỉ của thời gian. Giờ đã không còn là tình yêu tôi nữa mà mỗi người đều có thể chuyện trò. Tình đã quên tất cả, tình đã chẳng nhớ ra, ai đã trao cho tình linh hồn ngày đó, ai đã chiếu sáng cho tình từ xa, để cho tình khỏi ngã.
GIÃ TỪ VỚI GIÓ
(Congé au vent)
Giữa lưng chừng một sườn đồi sau ngôi làng, những cánh đồng mimosa đang dựng trại. Có thể vào mùa thu hái, đang chờ bạn ở xa xa từ trang trại ngát hương, cuộc gặp gỡ với một cô nàng cầm trong tay suốt cả ngày những nhánh cành mỏng mảnh. Tựa như một cây đèn lớn, trong hào quang của mình được kết từ hương thơm, nàng cất bước đi, quay lưng lại với hoàng hôn.
Sẽ là phạm thượng nếu bắt chuyện với nàng.
Hãy đi xuống cỏ, hãy nhường bước cho nàng. Để có thể, bạn sẽ được nhìn thấy trên đôi môi của nàng – đầy vẻ khát khao và sự ướt át của Đêm.
Ở NƯỚC TÔI
(Qu'il vive – Dans mon pays…)
Ở nước tôi những con chim bù xù và những chứng cứ dịu dàng của mùa xuân được chúng tôi quí hơn những mục đích ở xa xăm.
Sự thật đứng chờ bình minh bên ngọn nến! Kính cửa sổ không tính đến. Người quan trọng được quan tâm.
Ở nước tôi không ai đi hỏi những người đang luống cuống.
Những bóng dữ không có trên những con thuyền đang lướt sóng.
Câu chào hỏi ở nước tôi không nói qua kẽ răng.
Chúng tôi vay tiền là để rồi sau đó trả lại nhiều hơn.
Ở nước tôi có nhiều lá trên cây, có mây trên lá. Nhưng những cành tự do không ra quả.
Sự chính trực của người đi chinh phục chúng tôi chẳng hề tin.
Ở đất nước tôi nhất định phải nói lời cám ơn.
ANH BỎ ĐI LÀ CÓ LÝ, ARTHUR RIMBAUD ƠI
(Tu as bien fait de partir, Arthur Rimbaud)
Anh bỏ đi là có lý, Arthur Rimbaud ơi! Tuổi mười tám cưỡng lại tình bạn, sự không thân thiện và sự điên rồ của bọn thi sĩ ở Paris, cũng như tiếng ong vo ve vô bổ của gia đình anh điên khùng ở vùng Ardennes, anh đã ném chúng vào trong gió biển, ném chúng vào lưỡi dao máy chém. Anh đã có lý khi bỏ lại con phố của những kẻ biếng lười, những quán rượu của những kẻ ném thơ rơi để đến với địa ngục hoang dã xa vời, để đến với việc buôn bán của những lái buôn gian xảo và tiếng chào của những kẻ hồn nhiên.
Đấy là sự lên cơn của cả thể xác lẫn tâm hồn, đấy là viên đạn pháo đã bay tới đích và đã làm cho nó tan tành – vâng, đó mới chính là cuộc đời đích thực của một gã đàn ông! Người ta không thể làm hại những người thân khi vừa mới bước ra khỏi thời thơ ấu. Nếu những núi lửa khó khăn thay đổi chỗ thì nham thạch của chúng sẽ chảy qua sự trống vắng vĩ đại của thế gian mang đến cho thế giới những chiến công được hát lên trong những vết thương của nó.
Anh bỏ đi là có lý, Arthur Rimbaud ơi! Một số kẻ trong số chúng tôi vẫn tin niềm hạnh phúc không thể với anh mặc dù bằng chứng là không hề có.
CHIM VÀNG ANH
(Le loriot)
Chim vàng anh bay vào thánh điện của bình minh
Tiếng hót, như lưỡi gươm, xé nỗi buồn của đêm
Và tất cả đã kết thúc mãi mãi.
TRÊN MẶT HỒ NƯỚC ĐÓNG BĂNG
(Sur la nappe d'un étang glacé)
Ta yêu em,
Mùa đông của những hạt hiếu chiến
Hình bóng của em bây giờ tỏa sáng
Ở nơi trái tim của nàng buông.
(Allégeance)
Tình yêu của tôi thơ thẩn trên đường phố. Chẳng lẽ còn ý nghĩa đi về đâu trong sự lựa chọn con đường? Đã lìa đứt sợi chỉ của thời gian. Giờ đã không còn là tình yêu tôi nữa mà mỗi người đều có thể chuyện trò. Tình đã quên tất cả, tình đã chẳng nhớ ra, ai đã trao cho tình linh hồn ngày đó.
Tình bây giờ đi tìm người như thế trong sự hứa hẹn của những ánh mắt nhìn. Tình xuyên qua không gian mà sự thủy chung của tôi vẫn giữ gìn. Tình vẽ ra hy vọng rồi xóa đi niềm hy vọng thật vô tâm. Tình trăm trận trăm thắng không tham dự vào những chiến công.
Tôi vẫn sống trong sâu thẳm của tình, giống như mảnh vỡ hạnh phúc của con tàu bị chìm. Tình không biết rằng sự cô đơn của tôi trở thành sự giàu có của tình. Trên đường kinh tuyến mênh mông, nơi đánh dấu sự thăng hoa của tình, tự do của tôi làm cho tình đổ vỡ.
Tình yêu của tôi thơ thẩn trên đường phố. Chẳng lẽ còn ý nghĩa đi về đâu trong sự lựa chọn con đường? Đã lìa đứt sợi chỉ của thời gian. Giờ đã không còn là tình yêu tôi nữa mà mỗi người đều có thể chuyện trò. Tình đã quên tất cả, tình đã chẳng nhớ ra, ai đã trao cho tình linh hồn ngày đó, ai đã chiếu sáng cho tình từ xa, để cho tình khỏi ngã.
GIÃ TỪ VỚI GIÓ
(Congé au vent)
Giữa lưng chừng một sườn đồi sau ngôi làng, những cánh đồng mimosa đang dựng trại. Có thể vào mùa thu hái, đang chờ bạn ở xa xa từ trang trại ngát hương, cuộc gặp gỡ với một cô nàng cầm trong tay suốt cả ngày những nhánh cành mỏng mảnh. Tựa như một cây đèn lớn, trong hào quang của mình được kết từ hương thơm, nàng cất bước đi, quay lưng lại với hoàng hôn.
Sẽ là phạm thượng nếu bắt chuyện với nàng.
Hãy đi xuống cỏ, hãy nhường bước cho nàng. Để có thể, bạn sẽ được nhìn thấy trên đôi môi của nàng – đầy vẻ khát khao và sự ướt át của Đêm.
Ở NƯỚC TÔI
(Qu'il vive – Dans mon pays…)
Ở nước tôi những con chim bù xù và những chứng cứ dịu dàng của mùa xuân được chúng tôi quí hơn những mục đích ở xa xăm.
Sự thật đứng chờ bình minh bên ngọn nến! Kính cửa sổ không tính đến. Người quan trọng được quan tâm.
Ở nước tôi không ai đi hỏi những người đang luống cuống.
Những bóng dữ không có trên những con thuyền đang lướt sóng.
Câu chào hỏi ở nước tôi không nói qua kẽ răng.
Chúng tôi vay tiền là để rồi sau đó trả lại nhiều hơn.
Ở nước tôi có nhiều lá trên cây, có mây trên lá. Nhưng những cành tự do không ra quả.
Sự chính trực của người đi chinh phục chúng tôi chẳng hề tin.
Ở đất nước tôi nhất định phải nói lời cám ơn.
ANH BỎ ĐI LÀ CÓ LÝ, ARTHUR RIMBAUD ƠI
(Tu as bien fait de partir, Arthur Rimbaud)
Anh bỏ đi là có lý, Arthur Rimbaud ơi! Tuổi mười tám cưỡng lại tình bạn, sự không thân thiện và sự điên rồ của bọn thi sĩ ở Paris, cũng như tiếng ong vo ve vô bổ của gia đình anh điên khùng ở vùng Ardennes, anh đã ném chúng vào trong gió biển, ném chúng vào lưỡi dao máy chém. Anh đã có lý khi bỏ lại con phố của những kẻ biếng lười, những quán rượu của những kẻ ném thơ rơi để đến với địa ngục hoang dã xa vời, để đến với việc buôn bán của những lái buôn gian xảo và tiếng chào của những kẻ hồn nhiên.
Đấy là sự lên cơn của cả thể xác lẫn tâm hồn, đấy là viên đạn pháo đã bay tới đích và đã làm cho nó tan tành – vâng, đó mới chính là cuộc đời đích thực của một gã đàn ông! Người ta không thể làm hại những người thân khi vừa mới bước ra khỏi thời thơ ấu. Nếu những núi lửa khó khăn thay đổi chỗ thì nham thạch của chúng sẽ chảy qua sự trống vắng vĩ đại của thế gian mang đến cho thế giới những chiến công được hát lên trong những vết thương của nó.
Anh bỏ đi là có lý, Arthur Rimbaud ơi! Một số kẻ trong số chúng tôi vẫn tin niềm hạnh phúc không thể với anh mặc dù bằng chứng là không hề có.
CHIM VÀNG ANH
(Le loriot)
Chim vàng anh bay vào thánh điện của bình minh
Tiếng hót, như lưỡi gươm, xé nỗi buồn của đêm
Và tất cả đã kết thúc mãi mãi.
TRÊN MẶT HỒ NƯỚC ĐÓNG BĂNG
(Sur la nappe d'un étang glacé)
Ta yêu em,
Mùa đông của những hạt hiếu chiến
Hình bóng của em bây giờ tỏa sáng
Ở nơi trái tim của nàng buông.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét